Ca tử vong vì bệnh sởi đầu tiên tại Hà Nội: Chưa đến tuổi tiêm phòng đã mắc bệnh

Vừa qua, Trung tâm y tế dự phòng (Sở Y tế Hà Nội) thông báo, một em bé 7,5 tháng tuổi đã được xét nghiệm và có kết quả dương tính với virus sởi, sau đó đã tử vong.

Vừa qua, Trung tâm y tế dự phòng (Sở Y tế Hà Nội) thông báo, một em bé 7,5 tháng tuổi đã được xét nghiệm và có kết quả dương tính với virus sởi, sau đó đã tử vong.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội tại Hội nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân khu vực phía Bắc 2017 - 2018, tính đến hết ngày 2/11, Hà Nội có 45 ca mắc sởi, 1 trường hợp tử vong. Số ca mắc ở 21 quận huyện và có xu hướng tăng ở các tuần gần đây.

Thống kê từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy, trong số các ca mắc  bệnh sởi ở miền Bắc, gần 50% số ca tập trung ở Hà Nội. Cũng trong số các ca mắc sởi năm nay ở miền Bắc, có 31,1% trẻ chưa tiêm vắc xin phòng sởi thì đã mắc bệnh (do chưa đến tuổi tiêm vắc xin này), 48,89% trẻ đã đến tuổi tiêm phòng sởi nhưng không tiêm phòng và mắc bệnh, 2,28% còn lại chưa có thông tin.

Ca tử vong vì bệnh sởi đầu tiên tại Hà Nội: Chưa đến tuổi tiêm phòng đã mắc bệnh

Về trường hợp tử vong có liên quan đến bệnh sởi ở Hà Nội vừa qua, theo thông tin từ Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, trường hợp trên là em bé 7,5 tháng tuổi, ở Đan Phượng (Hà Nội), không có tiền sử bệnh tật. Tuy nhiên, trước khi phát hiện mắc sởi, em bé được phẫu thuật do ẩn tinh hoàn. Em bé cũng chưa được tiêm vắc xin phòng sởi do chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin này.

Theo lời kể của bố mẹ bệnh nhân, ngày 14/9, bố mẹ đưa trẻ vào bệnh viện Xanh Pôn khám xét nghiệm và được chẩn đoán tinh hoàn ẩn. Sau khi khám, bác sĩ cho bệnh nhân về nhà hẹn ngày 18/9 đến khám lại để phẫu thuật.

Ngày 18/9, bố mẹ đưa trẻ đi khám lại tại bệnh viện Xanh Pôn, lúc này trẻ bị viêm họng và được chỉ định về nhà điều trị theo đơn thuốc chữa viêm họng.

Đến chiều ngày 25/9, trẻ đã khỏi viêm họng và được nhập viện (Khoa Ngoại bệnh viên Xanh Pôn) để đợi phẫu thuật tinh hoàn. Chiều ngày 26/9, trẻ được phẫu thuật tinh hoàn. Sau hơn 1h trẻ được chuyển sang phòng cấp cứu nằm theo dõi hậu phẫu. Ngày hôm sau trẻ được chuyển xuống phòng 5, tầng 3 Khoa Ngoại nằm điều trị.

Ngày 28/9, trẻ được bác sỹ chỉ định cho về nhà điều trị trong tình trạng ổn. Trẻ về nhà trong tình trạng khoẻ mạnh, không sốt, ăn, ngủ và chơi bình thường.

Tuy nhiên đến 22h đêm ngày 30/9, rạng sáng 1/10, trẻ bắt đầu có biểu hiện sốt cao, trẻ vẫn bú được nhưng số lượng ít; bố mẹ tự ra hiệu thuốc mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống.

Đến sáng ngày 1/10, trẻ vẫn sốt và không có dấu hiệu thuyên giảm, gia đình đưa trẻ vào viện Xanh Pôn (7h-7h30’), tại đây trẻ sốt, li bì, bú ít, đi ngoài 3-4 lần. 16h cùng ngày trẻ được bệnh viện chỉ định về nhà điều trị.

20h cùng ngày khi về nhà trẻ sốt cao 40’C, đi ngoài 3-4 lần, gia đình lo lắng cho trẻ ra Bệnh viện đa khoa Đan Phượng cấp cứu trong tình trạng sốt, li bì, khó thở, bỏ bú, tại đây trẻ được chẩn đoán viêm phổi nặng, được cho thở oxy và chuyển lên viện Xanh Pôn vào hồi 22h40’ cùng ngày.

Tại bệnh viện Xanh Pôn trẻ không xuất hiện ban, không chảy nước mắt, nước mũi, thỉnh thoảng có ho, được chẩn đoán Viêm phổi và được điều trị nội trú.

Đến ngày 4/10 trẻ xuất hiện ban đỏ ở người và được chuyển vào Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ được chẩn đoán Sởi và được điều trị nội trú. Kết quả xét nghiệm cho thấy: Trẻ dương tính với sởi. Đến 11h50 phút ngày 9/10, trẻ tử vong tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương với chẩn đoán: Viêm phổi/ rối loạn đông máu/ sởi.

Ca tử vong vì bệnh sởi đầu tiên tại Hà Nội: Chưa đến tuổi tiêm phòng đã mắc bệnh - Ảnh 1.

Trong số các ca mắc sởi ở miền Bắc năm nay, gần 48,89% trường hợp là chưa tiêm vắc xin phòng bệnh dù đã đến tuổi tiêm vắc xin sởi, 31,1% trường hợp chưa tiêm do chưa đến tuổi tiêm vắc xin sởi. Trường hợp đã tiêm vắc xin mà vẫn mắc sởi chỉ chiếm 4,4%.

Theo các chuyên gia dịch tễ, sởi là bệnh do virus, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; mắc sởi có nguy cơ tử vong do biến chứng viêm phổi, viêm não, tiêu chảy.

Để phòng mắc sởi, cần đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng để tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh đúng lịch. Những bệnh khác cần được phát hiện sớm và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời, tránh để mắc cùng lúc nhiều bệnh trên nền bệnh sởi thì sẽ rất nguy hiểm.

Theo Trí thức trẻ

bệnh sởi

dấu hiệu bệnh sởi

cách chữa trị bệnh sởi

tiêm phòng sởi

dịch sởi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.