- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không
Từ lâu lá trầu không được biết đến là dược liệu hữu ích chữa cảm mạo, hàn thấp nhức mỏi, đau bụng đầy hơi và nhiều chứng bệnh khác.
Tổng quan về lá trầu không
Báo Điện tử VTV dẫn nguồn Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng cho biết, trầu không còn được biết đến với nhiều tên gọi như trầu cay, trầu lương, phù lưu đằng, lâu diệp. Đây là loài dây leo bám, cành hình trụ nhẵn, có khía dọc, bén rễ ở những mấu. Lá trầu mọc so le, hình tim tròn, gốc đôi khi hơi lệch, đầu nhọn, dài từ 10 đến 13cm, rộng từ 4,5 đến 9cm, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, gân nổi rất rõ ở mặt dưới; cuống lá có bẹ kéo dài.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây trầu thường là lá. Lá trầu được thu hái quanh năm và được dùng tươi. Ngoài ra, rễ cây cũng được sử dụng làm dược liệu trong một số bài thuốc.
Trong Đông y, trầu không vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, vào các kinh: phế, tỳ, vị có tác dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng.
Trầu không được dùng chữa hàn thấp nhức mỏi, đau bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, đờm nhiều khó thở, cảm mạo, bỏng, mụn nhọt, hắc lào, mày đay, ghẻ ngứa, sâu kiến đốt, viêm quanh răng, viêm tai và viêm họng.
Lá trầu không rất tốt cho sức khoẻ
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không
Bài viết của GS.TS Phạm Xuân Sinh trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, trầu không vị cay nồng, mùi thơm mạnh, tính ấm; quy vào các kinh phế, tỳ, vị. Trầu không có công năng trừ phong thấp, trừ hàn, hạ khí, tiêu đàm, tiêu viêm, sát khuẩn. Lá trầu không trị hàn thấp gây nhức mỏi, cảm mạo, đau bụng, đầy hơi, vết thương nhiễm khuẩn, có mủ, đau nhức, hen suyễn, nhiều đờm, khó thở, mụn nhọt, bỏng, hắc lào, mày đay, viêm răng lợi, viêm họng.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không như sau:
Trị trẻ nhỏ đau bụng do lạnh: lá trầu không tươi hơ nóng nhẹ rồi xoa nhẹ quanh rốn nhiều lần. Để tránh cho trẻ bị quá nóng, trước đó cần xoa trên da người lớn để thử mức độ nóng.
Trị trẻ nhỏ bị trớ, nấc: lấy phần chóp lá trầu hoặc cuống lá (khoảng 1cm) đặt xuôi vào huyệt ấn đường (điểm giữa, nối hai đầu lông mày). Đồng thời cũng lấy lá trầu hơ nóng nhẹ rồi xoa từ ức xuống bụng; đến bụng lại xoa nhẹ quanh rốn.
Trị cảm mạo: lá trầu không rửa sạch giã nát, cho vào gạc sạch, chà xát vùng gáy, vào các huyệt: phong phủ (hõm dưới xương chẩm); phong trì (hai hõm sau gáy). Mặt khác, xát mạnh giữa sống lưng từ trên xuống và hai bên thăn lưng từ trong ra ngoài, các lòng bàn tay, chân.
Trị say nắng: thực hiện như trị cảm mạo. Sau đó, cho người bệnh uống nước rau má tươi hoặc nước ép dưa hấu.
Trị vết thương hở hoặc mụn nhọt vỡ loét: lấy khoảng 40g lá trầu tươi cho vào nồi, đổ 400ml nước, đun sôi 15 phút. Gạn lấy nước, để còn hơi ấm, rửa vết thương nhiều lần, thấm khô rồi bôi thuốc. Hoặc thêm 40g lá bạc hà cùng nấu để rửa. Hoặc sau khi sắc nước lá trầu, thêm 6g phèn phi, đánh tan rồi rửa vết thương, thấm khô, bôi thuốc.
Trị mụn nhọt: lá trầu không, lá thồm lồm (còn gọi đuôi tôm (Polygonum chinense L.), hoa dâm bụt đồng lượng, nhiều ít tùy theo số lượng và kích cỡ mụn. Tất cả rửa sạch giã nát rồi đắp, bó vào nơi bị bệnh.
Trị viêm họng, hôi miệng: lá trầu không tươi sắc như trên, hàng ngày súc họng nhiều lần.
Trị viêm lợi, viêm chân răng: lá trầu không tươi sắc như trên. Hàng ngày ngậm, súc miệng, nhổ nhiều lần. Hoặc nấu thành cao đặc rồi bôi vào răng lợi vài lần trong ngày.
Trị bong gân sai khớp, đau đớn: lá trầu tươi, lá xạ can (rẻ quạt) tươi, lá cúc tần tươi mỗi thứ 16g, nghệ già 24g. Các lá cắt nhỏ, nghệ thái lát. Tất cả giã nát, thêm 20ml giấm ăn, trộn đều rồi đắp, bó vào chỗ bị bệnh. Ngày thay 1 lần.
Trên đây là các bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không. Trầu không cũng là một vị thuốc nên trước khi dùng lá trầu không vào thói quen hàng ngày, đặc biệt là khi dùng chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y để được dùng đúng cách và an toàn.
Theo VTC News
-
Sức khỏe1 giờ trướcĐi bộ là thói quen giúp bạn trẻ trung, khoẻ mạnh, còn khi đi bộ nhanh sẽ nhân đôi lợi ích này, dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ nhanh giúp bạn sống lâu hơn.
-
Sức khỏe1 giờ trướcSốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, dưới đây là một vài cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.
-
Sức khỏe6 giờ trướcVận động có thể giúp người già linh hoạt tay chân và rèn luyện sức khỏe, nhưng có một số kiểu vận động không phù hợp với người sau 60 tuổi.
-
Sức khỏe9 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe11 giờ trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe11 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe14 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.