- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Các mẹ lại thi nhau "bắt bệnh" cho con qua màu nước mũi, chuyên gia cảnh báo "Đừng tự phong mình là bác sĩ!"
Chỉ cần nhìn màu nước mũi biết ngay bệnh của con, không cần phải đi bác sĩ là mẹo hot trên mạng xã hội được nhiều bà mẹ chia sẻ.
Chỉ cần nhìn màu nước mũi biết ngay bệnh của con, không cần phải đi bác sĩ là mẹo hot trên mạng xã hội được nhiều bà mẹ chia sẻ.
Màu nước mũi "tố" bệnh của trẻ
Gần đây, trên mạng xã hội Facebook nhiều bà mẹ đã "phát sốt" với bí quyết nhìn màu nước mũi của con để chẩn đoán con đang mắc bệnh gì, từ đó có cách điều trị hợp lý.
Trên trang Facebook B.B chia sẻ "mẹo" cho các mẹ đang nuôi con nhỏ cách nhìn màu nước mũi có thể biết được con đang mắc các bệnh như viêm đường hô hấp, mũi họng, nhiễm lạnh, mũi nhiễm nấm, mũi tổn thương, viêm xoang… Theo đó, cách nhìn màu nước mũi chẩn đoán sức khỏe của trẻ được hướng dẫn như sau:
Các mẹ đang lan truyền nhau cách nhìn màu nước mũi đoán bệnh của con (Ảnh minh họa).
- Nước mũi màu trắng (trắng đục, trắng sữa) - Trẻ bị cảm lạnh.
- Nước mũi màu vàng - Trẻ đang bị cảm lạnh kèm nhiễm virus. Chất nhầy màu vàng được tạo ra là do các tế bào hồng cầu chống lại virus xâm nhập vào cơ thể.
- Nước mũi màu trong, loãng - Trẻ khỏe mạnh.
Nếu nước mũi của bé trong và loãng thì hiện tại bé hoàn toàn khỏe mạnh. Loại chất nhầy này giúp bé loại bỏ chất ô nhiễm và bụi bẩn. Nó chứa các protein và kháng thể chống lại virus và vi khuẩn có thể xâm nhập vào lỗ mũi của bé
- Nước mũi màu xanh lá cây - Nhiễm trùng.
Bất kể khi nào nước mũi chuyển màu, điều đó có nghĩa là cơ thể đang bị nhiễm trùng. Thời gian nước mũi chuyển màu giúp xác định loại nhiễm trùng. Nếu triệu chứng sổ mũi chỉ diễn ra trong vòng 10 ngày đầu, mẹ không cần quá lo lắng vì nó là nhiễm trùng do virus. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày, hãy đến bác sĩ vì nó có thể là nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Nước mũi trong hơi dính - Trẻ bị viêm mũi họng dị ứng.
Loại chất nhầy này được cho là dấu hiệu của một chứng dị ứng mãn tính. Nó làm tắc nghẽn mũi và mũi của bé thậm chí có thể có sưng lên.
- Nước mũi hồng - Mũi bị tổn thương.
Nước mũi có màu hồng hoặc đỏ thì đó không phải là một dấu hiệu tốt. Nó có nghĩa là bé đã bị thương (ví dụ như mũi bị gãy) hoặc viêm mũi đã bị xói mòn qua màng nhầy và thành mạch máu. Máu kết hợp cũng nước mũi sẽ dẫn đến tình trạng nước mũi của bé có màu hồng.
Một kinh nghiệm được các mẹ mách nhau là: "Bất kể khi nào nước mũi chuyển màu, điều đó có nghĩa là cơ thể đang bị nhiễm trùng" (Ảnh minh họa).
- Nước mũi màu nâu, khô - Máu khô, chất bẩn.
Nước mũi màu nâu là do máu khô còn sót lại trong mũi của bé hoặc do bé đã hít phải nhiều chất bẩn.
- Nước mũi màu đen, xám - Trẻ bị nhiễm nấm.
- Nước mũi dính, có mùi, chuyển màu - Trẻ bị viêm xoang.
Cũng theo kinh nghiệm các mẹ "truyền tai nhau", sau khi biết rõ nguyên nhân gây bệnh thông qua màu nước mũi, mẹ sẽ có cách xử lý và chữa trị kịp thời tại nhà mà không gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nhìn màu nước mũi không thể kết luận được nguyên nhân của bệnh lý
Trao đổi với Ths. Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, trong Đông y, nhìn màu sắc của nước mũi là một trong những cách để đánh giá tình trạng bệnh chứ không thể kết luận được bệnh. Để biết được trẻ mắc bệnh gì cần phải thực hiện tứ chẩn (là bốn phương pháp để thầy thuốc thăm khám bệnh) gồm có Vọng (nhìn), Văn (nghe), Vấn (hỏi), Thiết (sờ hay bắt mạch).
Với y học hiện đại cũng sẽ sử dụng các phương pháp lâm sàng tương tự Đông y như: hỏi, nhìn, sờ, gõ, nghe và cận lâm sàng như sinh hóa, chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán mô học tế bào, chẩn đoán sinh học phân tử…
"Việc quan sát bằng mắt thường, nhìn nước mũi của trẻ chỉ biết được triệu chứng chứ không thể biết được nguyên nhân gây ra bệnh và hướng điều trị và dùng thuốc như thế nào", Ths. Lương y Quốc Trung nói.
Với trẻ nhỏ, để không bị sổ mũi, cần tránh cho trẻ ra ngoài nắng hoặc những nơi nhiều gió. (Ảnh minh họa).
Trong Đông y nước mũi của trẻ màu trắng là do lạnh (hàn); nếu nước mũi trong loãng màu hồng, vàng là do nhiệt; còn khô đặc do táo (không khí bị khô); màu xanh đàm thấp (không khí ẩm gây lên).
Lương y Vũ Quốc Trung cho hay: "Trẻ bị sổ mũi là do đường hô hấp bị tổn thương, nguyên nhân do ngoại cảm không khí bên ngoài (phong, hàn, thử, thấp - gió, lạnh, nắng, độ ẩm) gây ra. Và nguyên nhân bên trong là do vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra tổn thương cho hệ thống hô hấp".
Theo khuyến cáo của Lương y Vũ Quốc Trung, trong những ngày nắng nóng, trẻ bị sổ mũi thường do bị phong nhiệt (nắng và gió). Do ngưỡng chịu đựng của trẻ nhỏ rất kém, vì vậy gió nhiều và nóng quá mức chịu đựng sẽ gây bệnh. Với trẻ nhỏ, để tránh sổ mũi cần tránh cho trẻ ra ngoài nắng hoặc những nơi quá gió. Ví dụ không nên nằm ở cửa sổ gió lùa, nằm thẳng điều hòa để nhiệt độ và gió quá lạnh... sẽ gây ra sổ mũi, ngạt mũi.
Để tránh những biến chứng không đáng có cho trẻ, chuyên gia Vũ Quốc Trung khuyến cáo không nên chỉ nhìn màu nước mũi của con để phỏng đoán rồi kê đơn sẽ rất nguy hiểm. Khi trẻ có những thay đổi về bệnh lý chảy mũi, màu sắc bất thường kèm sốt cần phải đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để tìm ra nguyên nhân chính xác.
"Quan sát nước mũi chỉ là một trong những phương pháp để tìm ra bệnh, cần phải kết hợp với nhiều phương pháp để đi đến một kết luận chính xác. Để đưa ra kết luận thì phải dựa vào kết quả xét nghiệm, khám lâm sàng, không chỉ nhìn để kết luận được. Các bà mẹ chớ tin theo nhũng mẹo này rồi tự phong mình là bác sĩ điều trị bệnh cho con sẽ dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm", Lương y Vũ Quốc Trung nhấn mạnh.
Theo Helino
-
Sức khỏe7 giờ trướcNgười có chức năng gan tốt, khỏe mạnh đào thải nồng độ cồn sẽ nhanh hơn người sức khỏe kém.
-
Sức khỏe7 giờ trướcSau khi ăn lẩu, người đàn ông đi ra ngoài trời lạnh giá rồi đột ngột ngất xỉu, phải đi cấp cứu.
-
Sức khỏe7 giờ trướcĂn nhiều bắp cải có tốt không là băn khoăn của nhiều người.
-
Sức khỏe12 giờ trướcĐại diện Phòng GD-ĐT TP Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) vừa thông tin về diễn biến vụ ngộ độc thuốc diệt chuột khiến 32 học sinh Trường Tiểu học Phú Lâm nhập viện.
-
Sức khỏe12 giờ trướcNgoài việc dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon, nấm đùi gà còn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin và khoáng chất thiết yếu, rất tốt cho sức khỏe.
-
Sức khỏe19 giờ trướcĐến chiều nay, 32 bệnh nhi uống nhầm thuốc diệt chuột đang được theo dõi sát sao và điều trị theo phác đồ, một số trẻ có tổn thương ở não và tim.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau một thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ông Nguyễn Quốc Triệu - nguyên Bộ trưởng Y tế đã qua đời ngày 24/1.
-
Sức khỏe1 ngày trướcPhim chụp X-quang cho thấy một người đàn ông nhiễm hàng trăm trứng sán dây do thói quen ăn thịt lợn chưa chín kỹ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChè xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống sai cách có thể gặp những tác dụng phụ không tốt.
-
Sức khỏe1 ngày trướcVào những ngày Tết, mọi người thường ăn uống và sinh hoạt thất thường, do đó làm tăng nguy cơ gây nhồi máu cơ tim.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrẻ bị viêm phổi, gia đình cho con uống mật cá trắm để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe, nhưng ít phút sau trẻ bất ngờ tím tái, suy hô hấp
-
Sức khỏe1 ngày trướcUống nhiều rượu làm tăng 22% nguy cơ mắc ung thư ở phụ nữ và 13% nguy cơ ở nam giới.
-
Sức khỏe2 ngày trước28 học sinh nhập viện sau khi nhặt được lọ nước màu hồng và chia nhau uống. Trong đó có 5 trẻ phải chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
-
Sức khỏe2 ngày trướcChanh, loại quả nhỏ bé với vị chua đặc trưng, đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực và văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Không chỉ là gia vị quen thuộc trong bếp, chanh còn được biết đến như một "thần dược" tự nhiên với vô vàn lợi ích sức khỏe tuyệt vời.