- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách ăn đồ nướng đúng kiểu để không rước mầm bệnh ung thư chết người
Nhiều loại thức ăn, nhất là món khoái khẩu đồ nướng, nếu ăn không đúng cách bạn đang giết chính mình vì đã vô tình rước mầm bệnh ung thư chết người vào cơ thể.
Nhiều loại thức ăn, nhất là món khoái khẩu đồ nướng, nếu ăn không
đúng cách bạn đang giết chính mình vì đã vô tình rước mầm bệnh ung thư
chết người vào cơ thể.
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với căn bệnh ung thư. Với những người mắc bệnh ung thư, chế độ dinh dưỡng phải được đặc biệt lưu tâm để tăng cường sức đề kháng cũng như hạn chế tế bào ung thư phát triển.
TS.Nguyễn Duy Thịnh- Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) tư vấn, trong một số thực phẩm có các chất đóng vai trò làm giảm nguy cơ gây ung thư như: vitamin, chất xơ… Tuy nhiên, cũng không ít loại thực phẩm (thức ăn, đồ uống) phổ biến lại chứa các chất gây ung thư.
Các chuyên giá khuyến cáo, có 6 nhóm thực phẩm hàng ngày trong quá trình bảo quản hoặc chế biến có thể sản sinh ra chất gây ung thư.
Chất 4-Methylimidazole được tìm thấy trong nhiều đồ uống có ga (Ảnh minh họa).
1. Nhiều người “nghiện” món thịt nướng, hun khói và coi đó là món khoái khẩu hàng ngày. Thế nhưng ít ai ngờ rằng, việc chế biến có thể tạo ra chất gây ung thư.
Cụ thể, nướng trực tiếp thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gen như dioxin, hydro-cacbon thơm đa vòng. Những thức ăn hun khói có thể bị nhiễm benzopyren. Nếu người tiêu dùng tiệu thụ loại thịt nướng, thịt hun khói có chứa những chất này sẽ đối mặt với nguy cơ ung thư cao.
Vì thế, khi làm đồ nướng hạn chế tối đa việc thức ăn bị ám khói, thức ăn quá lửa bị cháy. Không nên sử dụng than hoa để nướng thức ăn, nên sử dụng đá nướng không khói, chảo nướng… sẽ đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của bạn.
Ăn nhiều thịt nướng, thịt hun khói không tốt cho sức khỏe (Ảnh Internet)
2. Nhiều người nghiện món ngũ cốc nhưng do bảo quản không tốt dẫn đến nấm mốc. Đặc biệt, Aflatoxin sinh ra từ nấm mốc Aspergillus flavus. Việc tiêu thụ các thực phẩm này là một nguyên nhân gây bệnh ung thư gan.
3. Các loại thực phẩm ướp muối, ngâm muối như cá muối, có hàm lượng nitrosamine cao- chất gây ung thư vòm mũi họng cao. Các chất nitrit và nitrat thường có tự nhiên trong các chất bảo quản thịt, cá và thực phẩm được chế biến, trong dưa cà khú, hỏng. Nếu tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa nitrit và nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày.
Cá muối có hàm lượng nitrosamine cao (Ảnh minh họa).
4. Chế độ ăn vô cùng quan trọng, những người ăn nhiều mỡ, thịt động vật sẽ đối mặt với bệnh ung thư đại trực tràng, làm tiết nhiều axit mật- chất ức chế quá trình biệt hóa của các tế bào niêm mạc ruột.
5. Hiện nay trên thị trường bày bán nhiều loại hoa quả, rau củ không rõ nguồn gốc, có chứa các dư lượng, tàn tích của các thuốc trừ sâu, không chỉ gây ngộ độc cấp tính mà còn khả năng gây ung thư. Vì thế, người tiêu dùng cần lưu ý mua những loại rau củ sạch, an toàn.
Rau củ chứa tồn dư thuốc trừ sâu sẽ rất nguy hại đến sức khỏe (Ảnh minh họa).
6. Chất 4-Methylimidazole hoặc 4-Mel là một chất được tìm thấy trong nhiều loại đồ uống có ga và có đường. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) đã xếp 4-Mel là chất gây ung thư tiềm ẩn.
Các bác sĩ chuyên khoa ung biếu cho rằng, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện chế độ ăn cân đối hợp lý, không chỉ là biện pháp dự phòng bệnh ung thư mà còn có thể phòng chống được nhiều bệnh khác.
- Sức khỏe4 giờ trướcTrong quá trình điều trị, bệnh nhân 1440 mắc Covid-19 không có biểu hiện ho, sốt, khó thở nhưng xét nghiệm 11 lần điều dương tính.
- Sức khỏe9 giờ trướcNghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM) đã chỉ ra một con đường lây truyền ung thư hoàn toàn mới.
- Sức khỏe15 giờ trướcCác chuyên gia tại Viện Paul Ehrlich, Đức, nhận định những người tử vong đều cao tuổi, mắc bệnh nền nặng và không liên quan việc tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech.
- Sức khỏe1 ngày trướcTS. BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, BV Đại học Y Hà Nội cho biết, mới đây khoa đã tiếp nhận tới 4 bệnh nhân đều mắc chung một căn bệnh viêm niệu đạo do lậu.
- Sức khỏe1 ngày trướcBé gái bị cha mẹ mắng ham chơi không lo học dẫn uống 28 viên thuốc trầm cảm, phải nhập viện cấp cứu.
- Sức khỏe1 ngày trướcBệnh nhân nữ, 56 tuổi vào viện khám với biểu hiện nuốt đau, sưng nề cùng cổ, sờ thấy khối cứng, không di động.
- Sức khỏe1 ngày trướcLina Medina, ở Peru, được y học ghi nhận là bà mẹ trẻ nhất thế giới khi sinh con trai khỏe mạnh dù mới 5 tuổi.
- Sức khỏe1 ngày trướcNăm 2020, số lượng ca tử vong vì ung thư phổi ở Việt Nam lên tới 24.000 ca, gần bằng số lượng mắc mới.
- Sức khỏe1 ngày trướcLão hóa là một vấn đề mà nhiều phụ nữ không muốn đối mặt, phụ nữ chỉ cần tuân thủ "3 nhiều 4 không" có thể kéo dài tuổi thọ và trì hoãn sự lão hóa?
- Sức khỏe2 ngày trướcSau tiêm thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19, mức độ đáp ứng miễn dịch của tình nguyện viên được đánh giá tốt khi sản sinh ra kháng thể gấp 4 lần so với bình thường. Thậm chí, có người còn có mức độ đáp ứng miễn dịch gấp 20 lần.
- Sức khỏe2 ngày trướcĐiều quan trọng là bạn cần chú ý những gì khi ăn sắn để phòng tránh những rủi ro không đáng có.
- Sức khỏe2 ngày trướcBản tin 18h ngày 14/1, của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 10 ca mắc mới COVID-19 là người nhập cảnh được cách ly ngay ở Tây Ninh. Việt Nam hiện có 1.531 bệnh nhân.