- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách dễ làm để cải thiện trí nhớ, độ tập trung với người trẻ hay mắc chứng 'não đi vắng'
Bước xuống cầu thang để lấy chai nước, mở tủ lạnh ra, anh Doanh (35 tuổi) bỗng quên mất định lấy gì, tự vấn một lúc không nhớ ra cần làm gì. Anh quay lên lầu, tự bước xuống lần nữa để xem có nhớ nổi hay không.
BSCK2 Phạm Thị Ngọc Quyên, Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, tình trạng "nhớ nhớ quên quên" như anh Doanh liên quan tới trí nhớ dài hạn và ngắn hạn. Trong đó, trí nhớ ngắn hạn hay bị trục trặc hơn vì dễ bị sao nhãng, còn trí nhớ dài hạn được lưu trữ tầng sâu hơn.
Bên cạnh vấn đề kỹ năng như lái xe, bơi, làm việc, nghề nghiệp theo trình tự, thói quen, thì những phần ký ức gắn với khen thưởng, hạnh phúc cũng được lưu giữ lâu hơn ở phần trí nhớ dài hạn.
Vì sao người trẻ hay "lãng đãng"?
Chứng hay quên ở người trẻ là biểu hiện chung của rối loạn cảm xúc hoặc trầm cảm, lo âu, với các biểu hiện điển hình như thiếu tập trung, hỗn loạn, mất ngủ, đau đầu... khiến người bệnh dễ cáu kỉnh, tức giận.
Người thường xuyên gặp căng thẳng, lo âu, áp lực trong công việc và học tập; lối sống không khoa học như uống nhiều chất kích thích, thức khuya, lười vận động... có nguy cơ mắc chứng hay quên.
Thói quen làm nhiều việc một lúc, căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến rối loạn tâm trí, não bộ phải xử lý nhiều lúc, khả năng suy giảm trí nhớ càng tăng.
Ngoài ra, thiếu ngủ, lo âu, stress kéo dài khiến mệt mỏi, kém tập trung, kém ghi nhớ; thiếu vitamin B1, B12 hay dùng một số loại thuốc cũng tác động khả năng trí nhớ. Người thiếu oxy não cũng dễ gặp chứng hay quên.
Mắc các bệnh lý thoái hoá thần kinh, bệnh lý mạch máu não tác động khả năng ghi nhớ, tập trung. Các bệnh lý viêm nhiễm tại não, bệnh hệ thống, chuyển hoá như suy gan, suy thận, suy giáp… gây tổn thương tế bào não.
Khi nào người trẻ hay quên cần đi gặp bác sĩ?
“Khi bản thân hoặc người thân, bạn bè nhận ra sự suy giảm hẳn trí nhớ so với người cùng độ tuổi, trình độ văn hoá thì phải đi khám” - BS Quyên cho hay.
Một nhóm khác chắc chắn cần khám là người có tiền sử gia đình có người bệnh Alzheimer, người mắc các bệnh lý ở não như tai biến mạch máu não, viêm nhiễm hay chấn thương não… cần được đánh giá chức năng nhận thức để xem có suy giảm hay chưa.
Một số dấu hiệu báo động là lặp lại một câu hỏi nhiều lần; lạc đường ở con đường quen thuộc; quên các cuộc họp quan trọng; bỏ bê chăm sóc bản thân.
“Một người bình thường chỉn chu nhưng nay xuề xoà, ăn uống sao nhãng; người bình thường hoạt ngôn bất ngờ trục trặc giao tiếp, khó tìm kiếm từ ngữ cũng là dấu hiệu báo động” - BS Quyên cho hay.
Cách cải thiện trí nhớ, suy giảm nhận thức nhẹ dễ thực hiện
Khi có dấu hiệu báo động, BS Quyên khuyến cáo cần đi gặp bác sĩ ngay để được đánh giá xem tình trạng quên là bệnh lý hay chỉ là thay đổi sinh lý liên quan thói quen, lối sống…
Vận động ngoài trời giúp cải thiện chứng hay quên, suy giảm nhận thức nhẹ.
"Trong trường hợp quên do thói quen, lối sống, nhiều nghiên cứu chứng minh giải pháp đi bộ nhanh, mỗi lần đi bộ 40 phút, tuần 3 lần, sẽ giúp cải thiện rõ rệt suy giảm nhận thức nhẹ", vị bác sĩ cho biết.
Tăng giao tiếp xã hội; tham gia các hoạt động thể dục ngoài trời hay các hoạt động tập luyện nhận thức như: chơi cờ, học ngoại ngữ, học kỹ năng mới về các loại nhạc cụ, đọc sách,… giúp cải thiện khả năng tập trung, phản ứng trở nên nhanh nhạy, sắc bén hơn.
Theo BS Quyên, người trẻ có những vấn đề đặc thù là làm nhiều việc một lúc. Để đối phó, giảm thiểu rủi ro quên, người trẻ cần sắp xếp công việc và làm theo thứ tự. Khi hay quên nhiều, nên lọc danh sách công việc trong ngày. "Bản thân tôi hay người nhà cũng phải lên danh sách công việc cho ngày mai ghi trên điện thoại hoặc sổ tay" - nữ bác sĩ chia sẻ.
Phụ nữ hay sử dụng túi xách lớn, để rất nhiều đồ rồi mất thời gian đi tìm. Lời khuyên của bác sĩ là nên dùng túi nhỏ hơn. Khi trở về nhà, bỏ các đồ dùng hay quên như chìa khoá, điện thoại... vào một chiếc hộp ở vị trí dễ nhìn. Ngoài ra, nên tập thói quen để cố định đồ ở một vị trí.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe2 giờ trướcNếu bạn chưa biết bắt đầu bằng việc làm gì buổi sáng thì ngay từ hôm nay, hãy áp dụng ngay những thói quen nhỏ nhất như khởi động, vệ sinh cá nhân và nạp năng lượng cho buổi sáng đúng cách... để có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất cho mình.
-
Sức khỏe3 giờ trướcThông tin do Sở Y tế tỉnh An Giang cung cấp vào sáng nay (8/2). Hiện, sức khỏe của 3 trường hợp bị ngộ độc nặng khác có chuyển biến tích cực.
-
Sức khỏe3 giờ trướcCác bác sĩ đã điều trị thành công bệnh nhiễm trùng não hiếm gặp của một bệnh nhân bằng một loại thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
-
Sức khỏe7 giờ trướcBệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là tình trạng tích tụ chất béo trong gan ở những người ít hoặc không uống rượu. Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc NAFLD cao.
-
Sức khỏe7 giờ trướcNhiều người dân Nhật Bản thích ăn cơm đã để nguội vì cho rằng cơm nguội giúp tăng lượng tinh bột kháng.
-
Sức khỏe17 giờ trướcTrẻ 4 tháng tuổi được người lớn bế chuyền tay nhau, xốc nách và rung lắc. Một ngày sau, trẻ cấp cứu vì hội chứng rung lắc, xuất huyết não.
-
Sức khỏe18 giờ trướcTrong quá trình mang thai, bệnh nhân thường xuyên bị ra ít máu đen lẫn máu đỏ tươi trong âm đạo, đặc biệt không bị đau bụng.
-
Sức khỏe22 giờ trướcTỷ lệ tử vong do ung thư chuẩn hóa theo tuổi ở Việt Nam là 104 (trên 100.000 dân), xếp thứ 57 trên toàn cầu.
-
Sức khỏe23 giờ trướcBỏ 10 triệu đồng để mua 20 gói thuốc nam do người quen giới thiệu, một người đàn ông ở Hà Nội phải nhập Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
-
Sức khỏe23 giờ trướcTrứng vịt lộn là thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại hơi dư thừa chất, không phù hợp với một số nhóm người dưới đây.
-
Sức khỏe23 giờ trướcMệt mỏi, chán ăn là dấu hiệu có thể bạn đã mắc các bệnh lý liên quan đến gan hoặc thậm chí là ung thư, cần tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại củ này không hề xa lạ với chúng ta, nó không chỉ là món ăn mà còn là “thuốc” tốt cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcPhát hiện vùng kín con gái 5 tuổi có mùi khó chịu, tấy đỏ từ trước Tết, bố mẹ bé N. lo con bị bệnh. Đi khám ngay sau Tết, bác sĩ phát hiện nhiều dị vật nằm sâu trong âm đạo, trực tràng của bé.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĂn chay giúp giảm mỡ máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng lại không tốt cho một số nhóm người.