Cách phân biệt phát ban thông thường và phát ban liên quan tới COVID-19 ở trẻ

Các chuyên gia Anh lần đầu tiên tìm ra mối liên hệ giữa một căn bệnh về da bí ẩn (có vẻ giống bệnh Kawasaki) và Covid-19 ở trẻ em sau khi xảy ra tình trạng gia tăng các ca chăm sóc đặc biệt vào tháng 4 năm ngoái.

Nghiên cứu sâu hơn, được công bố trên tạp chí Open Forum Infectious Diseases (Diễn đàn mở về các Bệnh truyền nhiễm), cho thấy, đây là phản ứng viêm toàn thân đối với virus SARS-CoV 2 sẽ biểu hiện sau 3 tuần nhiễm bệnh. Hội chứng hiếm gặp này được bác sĩ ở Mỹ đặt tên là hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em MIS-C và ở Anh là PIMS.

Tuy nhiên, theo bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Philadelphia (CHOP) - những người đang nghiên cứu căn bệnh này, việc chẩn đoán trở nên khó khăn vì có nhiều triệu chứng tương tự các bệnh lý khác, bao gồm: phát ban, sốt và đau dạ dày. Đặc biệt, các đốm phát ban có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở chi dưới, đùi trong, ngực và chi trên.

Trong số 7 bệnh nhi chia sẻ thông tin bệnh lý của mình, các bác sĩ nhận thấy, hơn một nửa bị nổi các nốt phát ban hình tròn, kích cỡ từ nhỏ đến trung bình. Kích cỡ phổ biến là đồng 5 xu với những đốm nhỏ màu đỏ ở chính giữa.

Cách phân biệt phát ban thông thường và phát ban liên quan tới COVID-19 ở trẻ-1Cách phân biệt phát ban thông thường và phát ban liên quan tới COVID-19 ở trẻ-2Cách phân biệt phát ban thông thường và phát ban liên quan tới COVID-19 ở trẻ-3
Các nhà nghiên cứu đã chia sẻ hình ảnh về tình trạng da liên quan đến Covid để cảnh báo các bậc cha mẹ về những điều cần chú ý. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia

Các nhà khoa học khẳng định, không phát hiện một loại phát ban đơn lẻ nào ở những đứa trẻ mà họ đã kiểm tra. Thay vào đó là nhiều loại phát ban khác nhau ở bệnh nhân MIS-C được nhóm nghiên cứu chụp lại, mô tả cụ thể và gửi đến bác sĩ nhằm hỗ trợ việc chẩn đoán tốt hơn.

Tiến sĩ Audrey Odom John, đồng tác giả bài báo, cho biết: "Chúng tôi hy vọng, thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bác sĩ nhi và bác sĩ khoa cấp cứu khi họ băn khoăn liệu bệnh nhân bị sốt có cần khám mở rộng hơn không.

Do một số phát ban liên quan đến MIS-C rất dễ nhận biết, chúng tôi cũng mong những hình ảnh này có thể giúp nhiều phụ huynh kịp thời nhận ra bệnh của con mình".

Về vị trí phát ban:

Tất cả bệnh nhi trong nghiên cứu đều phát ban ở phần dưới cơ thể; 5/7 bệnh nhi bị phát ban ở đùi trong. Phát ban trên ngực và chi trên - bao gồm vai, cánh tay, cổ tay và bàn tay - cũng rất phổ biến, xảy ra ở 4/7 trẻ em.

Cách phân biệt phát ban thông thường và phát ban liên quan tới COVID-19 ở trẻ-4
Cách phân biệt phát ban thông thường và phát ban liên quan tới COVID-19 ở trẻ-5Cách phân biệt phát ban thông thường và phát ban liên quan tới COVID-19 ở trẻ-6
Ngực và chi trên là một khu vực khác nơi phát ban phổ biến nhất. Cánh tay, cổ cũng là vùng cơ thể có thể phát triển phát ban da liên quan đến Covid-19. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia

Vì hình dáng và kích cỡ phát ban:

Hơn một nửa số bệnh nhi có các mảng hình vành khuyên kích cỡ từ nhỏ đến trung bình, trông giống những vòng tròn cỡ đồng xu, trên ngực và lưng. Trong khi đó, hơn 50% bệnh nhi trong nghiên cứu cũng nổi ban xuất huyết - những chấm đỏ nhỏ - thường ở trung tâm của những vết phát ban tròn này.

Về mức độ phân bố:

Mặc dù phát ban màu đỏ anh đào xuất hiện ở lòng bàn chân và lòng bàn tay một số bệnh nhân, nó lại không hề phổ biến (ít hơn 1/2 số bệnh nhân trong nghiên cứu nổi phát ban đỏ anh đào).

Thêm một lưu ý nữa: Phát ban trên mặt ít gặp và chúng hiếm khi ngứa.

Tiến sĩ John cho biết: "Tùy thuộc độ tuổi của trẻ, cha mẹ có thể không thường xuyên nhìn vào ngực, lưng hoặc đùi con mình. Nhưng đây là nơi các phát ban liên quan đến MIS-C có xu hướng xuất hiện. Dựa trên thực tế chẩn đoán bệnh MIS-C chủ yếu vẫn là chẩn đoán dạng loại trừ, cha mẹ và chuyên gia y tế nên tìm kiếm dấu hiệu phát ban ở những vị trí này nếu tình trạng sốt của trẻ có vẻ đáng ngờ".

Cách phân biệt phát ban thông thường và phát ban liên quan tới COVID-19 ở trẻ-7Cách phân biệt phát ban thông thường và phát ban liên quan tới COVID-19 ở trẻ-8
Hơn một nửa số bệnh nhi trong nghiên cứu phát triển ban xuất huyết - những chấm đỏ nhỏ - thường ở trung tâm của các nốt phát ban kích thước tròn. Cũng như phát ban, các triệu chứng có thể bao gồm sốt và các vấn đề về đường tiêu hóa. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia

Các bác sĩ nhấn mạnh, căn bệnh về da trên rất hiếm gặp dù có khoảng 100 trẻ mắc bệnh mỗi tuần ở Anh.

Một báo cáo chưa được công bố của The Guardian vào đầu tháng 2 cho thấy, 4/5 những đứa trẻ bị bệnh PIMS sau khi mắc Covid-19 trước đó đều khỏe mạnh.

Báo cáo khẳng định, khoảng 1/5.000 trẻ đều phát bệnh PIMS sau khi mắc Covid - bất kể trẻ có xuất hiện triệu chứng hay không. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, hai bệnh nhi được cho là đã tử vong vì bệnh PIMS.

Theo chuyên gia, các trường hợp mắc bệnh cao hơn so với đợt đầu tiên của đại dịch. Trên thực tế, các bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 100 trẻ bị PIMS mỗi tuần so với khoảng 30 trẻ/tuần vào tháng 4 năm ngoái.

Kể từ đầu năm đến nay, khoảng 12 đến 15 trẻ em mỗi ngày đổ bệnh. Hầu hết các trường hợp đều xảy ra ở London và phía đông nam, nơi mà biến thể mới khiến tình trạng nhiễm trùng leo thang và buộc Anh phải cách ly xã hội toàn quốc lần thứ ba.


Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan tới Covid-19 đang gia tăng ở trẻ em Mỹ
ĐỌC NGAY
Theo Tiến sĩ Whittaker, di truyền có thể là một trong các nguyên nhân nhưng nghèo đói cũng là một yếu tố chính. "Chúng tôi lo ngại đây là một căn bệnh đói nghèo, ảnh hưởng đến những người không thể tránh được phơi nhiễm do nghề nghiệp của họ, các gia đình sống chung nhiều thế hệ và các khu nhà ở đông đúc".

Số liệu từ Tiến sĩ Lyall cũng cho thấy 78% bệnh nhân không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Độ tuổi trung bình của trẻ em bị PIMS là 11 nhưng có thể dao động trong khoảng 8-14 tuổi. Một số ít bệnh nhi bị rối loạn, hôn mê và mất phương hướng. Điều đáng chú ý là một số trẻ em bắt đầu cư xử theo "cách kỳ lạ" và vài trẻ bị đột quỵ. 8/75 trẻ được phát hiện có vấn đề về tim.

Theo mô hình dự đoán của bác sĩ, các ca bệnh sẽ đạt đỉnh vào thứ Hai tới (1/3) trước khi bắt đầu giảm dần. Tiến sĩ Whitakker nói thêm rằng, các bậc cha mẹ không nên lo lắng trước tình trạng trẻ nhập viện tăng đột biến. PIMS thực sự không phải lý do để ngăn các trường học mở cửa trở lại hay buộc đóng cửa các sân chơi.

PIMS/MIS-C là gì?

Bệnh PIMS được báo cáo lần đầu tiên vào tháng 4/2020, sau khi số bệnh nhi cần được chăm sóc đặc biệt do tình trạng cơ thể bị viêm nghiêm trọng tăng lên.

Viêm là một phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch nhằm chống lại nhiễm trùng. Nhưng đôi khi hệ thống miễn dịch có thể hoạt động quá mức và bắt đầu tấn công toàn bộ cơ thể.

Tình trạng viêm có thể lan đến các mạch máu, đặc biệt là những mạch máu xung quanh tim. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm có thể gây tổn thương mô, suy cơ quan hoặc thậm chí tử vong

Một số triệu chứng bao gồm: Phát ban, các triệu chứng ở bụng như đau bụng, tiêu chảy, ốm, thân nhiệt cao trong hơn 3 ngày.

PIMS dường như có liên quan đến Covid-19 vì hầu hết trẻ em đều có virus SARS-coV-2 hoặc xét nghiệm dương tính với kháng thể cho thấy chúng đã bị nhiễm COVID-19.

Hội chứng PIMS rất hiếm gặp và hầu hết trẻ em sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/cach-phan-biet-phat-ban-thong-thuong-va-phat-ban-lien-quan-toi-covid-19-o-tre-162210203154629280.htm

Covid-19

phát ban


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.