Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Bệnh đau dạ dày đang ngày càng phổ biến và không phải là bệnh hiếm gặp. Bệnh đau dạ dày không phân biệt lứa tuổi. Nguyên nhân đau dạ dày không hoàn toàn do ăn uống.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, nếu không muốn bị đau dạ dày, bạn cần tuyệt đối tránh thức ăn cay. Bởi vì, khi ăn thức ăn cay chúng sẽ vô tình làm dạ dày tăng tiết axit gây đau và kích ứng dạ dày.

Bệnh đau dạ dày đang ngày càng phổ biến và không phải là bệnh hiếm gặp. Bệnh đau dạ dày không phân biệt lứa tuổi. Nguyên nhân đau dạ dày không hoàn toàn do ăn uống.

Nguyên nhân đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hoặc loét dạ dày. Nguyên nhân đau dạ dày có thể do uống nhiều bia, rượu, hút nhiều thuốc lá, uống nhiều cà phê, các đồ uống có tính axit cao, thường xuyên ăn quá no, thường xuyên nhịn đói hoặc suy nghĩ căng thẳng…

Có 6 dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh dạ dày nghiêm trọng bao gồm: Đầy hơi, thay đổi thói quen đại tiện, giảm cân nhanh, thiếu máu, đau tức vùng bụng trên, sờ thấy u trước bụng.

Kết quả hình ảnh cho đau dạ dày

Theo lời khuyên của các chuyên gia, nếu không muốn bị đau dạ dày, bạn cần tuyệt đối tránh thức ăn cay. Bởi vì, khi ăn thức ăn cay chúng sẽ vô tình làm dạ dày tăng tiết axit gây đau và kích ứng dạ dày.

Những loại hoa quả chứa nhiều axit như cam, quýt, bưởi… Nếu bạn dùng chúng khi đói sẽ khiến dạ dày tiết nhiều axit gây kích ứng niêm mạc dạ dày trầm trọng. Do đó, bạn nên tránh dùng chúng khi đang đói và thay vào đó hãy tìm những thực phẩm như rau xanh hoặc bánh mì để xoa dịu cơn đói.

Một ly cà phê hay cốc nước có ga không phải lựa chọn tốt với người bị đau dạ dày. Các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên, bạn không nên sử dụng trà khi đói nếu không muốn bị những cơn đau dạ dày hành hạ.

Cách phòng bệnh đau dạ dày

Bên cạnh những lời khuyên kể trên, một số thông tin hữu ích giúp phòng bệnh đau dạ dày mà tờ Lao động đưa dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tham khảo như cẩm nang nếu muốn tránh xa bệnh đau dạ dày:

Theo đó, để phòng bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, điều độ.

Hàng ngày, bạn cần cung cấp đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều, hãy ăn khẩu phần vừa phải, ăn nhiều bữa trong ngày, đúng giờ theo nhịp sinh học của cơ thể tạo điều kiện cho dạ dày hoạt động hiệu quả và đảm bảo sức khỏe.

Không vừa ăn vừa uống, tốt nhất hãy uống 1 cốc nước trước bữa ăn 30 phút để giúp bạn ăn ngon miệng hơn và sau khi ăn chỉ nên uống thêm một vài ngụm nước nhỏ.

Tuyệt đối không được hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn vì lúc này não bộ đang tập trung điều khiển dồn toàn bộ năng lượng cơ thể để thực hiện việc tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả nhất, nếu bạn có những hoạt động khác thì cơ thể sẽ có sự “chia sẻ” năng lượng nhất định khiến dạ dày hoạt động quá tải, kém hiệu quả, lâu dần sẽ gây nên bệnh đau dạ dày đấy nhé.

Ngoài ra, cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân làm bệnh dạ dày thêm nặng, khi bạn béo dịch dạ dày của bạn sẽ bị dư thừa. Do đó, bạn cần kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý nhất không chỉ phòng bệnh dạ dày mà còn phòng tránh được rất nhiều bệnh khác.

Bên cạnh đó, để không bị đau dạ dày, bạn cũng lưu ý tránh xa các loại thực phẩm cay, chứa nhiều axit, chất kích thích; thực phẩm có vị chua: Cóc, xoài, dưa muối, chanh…; thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt, hành… là những thực phẩm kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị gây tổn thương dạ dày.

Theo Blogsuckhoe


đau dạ dày

phòng ngừa bệnh đau dạ dày


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.