Cách phòng tránh đậu mùa khỉ ở trẻ em

Đậu mùa khỉ không phải bệnh dễ lây như Covid-19 nhưng các biện pháp phòng ngừa trước đó đều có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ.

Trẻ em mắc đậu mùa khỉ là điều không thể tránh khỏi khi số ca nhiễm căn bệnh này vẫn tiếp tục tăng lên. Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), trẻ em mắc đậu mùa khỉ nên được theo dõi chặt chẽ trong suốt thời gian bị bệnh.

Tương tự các biện pháp cách ly liên quan Covid-19, trẻ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với người khác và vật nuôi cho đến khi hết phát ban, các tổn thương đóng vảy, bong ra và hình thành lớp da mới.

Trong thời gian cách ly, CDC khuyến cáo cha mẹ nên che các vết thương để tránh trẻ gãi và chạm vào mắt. Nếu không may có tổn thương trên mắt, những vết phát ban có thể gây viêm và để lại sẹo, ảnh hưởng vĩnh viễn đến thị lực của trẻ.

Người chăm sóc cũng cần tránh tiếp xúc da kề da với trẻ bị bệnh, nên đeo găng tay dùng một lần khi thay băng, quần áo, vệ sinh cho trẻ.

Các biện pháp phòng tránh đậu mùa khỉ ở trẻ em cũng tương tự với Covid-19. Đó là đeo khẩu trang, giữ gìn vệ sinh, rửa sạch tay bằng xà phòng và hạn chế tiếp xúc, đến những nơi đông người, tiềm ẩn nguy cơ mắc đậu mùa khỉ.

Hiện nay, vaccine đậu mùa khỉ Jynneos đã được phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và có thể được khuyến cáo cho trẻ em dưới 18 tuổi đã tiếp xúc virus.

Thuốc kháng virus Tecovirimat (Tpoxx) cũng có sẵn để điều trị cho trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh nặng, bao gồm cả trẻ dưới 8 tuổi, người bị suy giảm miễn dịch hoặc có tiền sử các bệnh về da.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh không nên quá lo lắng về nguy cơ lây truyền đậu mùa khỉ ở trường học. Cha mẹ nên đưa con đi tiêm các loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm khác như thủy đậu, sởi, rubella, cúm... theo đúng lịch hẹn để bảo vệ trẻ.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/cach-phong-tranh-dau-mua-khi-o-tre-em-post1350058.html

bệnh đậu mùa khỉ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.