- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách phòng tránh ngộ độc khí CO - nguy cơ đe dọa sức khỏe của nhiều gia đình
Ngộ độc khí CO là một tai nạn thường gặp nhất trong các loại ngộ độc khí độc, thường gây tử vong và để lại di chứng thần kinh – tâm thần cao.
Khí CO
là một loại khí không màu, không mùi. Nó thường xuất hiện trong khói
của lò sưởi, bộ sưởi của xe ô tô, động cơ ô tô, lò sưởi điện, lò nướng
than, máy phát điện… Các chuyên gia y tế khuyến cáo nếu người dân sử
dụng các loại thiết bị này trong không gian kín vô cùng nguy hiểm, dễ
gây ngạt khí và tử vong.
Không dùng máy phát điện trong phòng kín
Trước đó, một vụ nghi ngạt khí do
sử dụng máy phát điện đã xảy ra vào rạng sáng 17/9 tại xóm 3, xã Ninh
Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Hậu quả của vụ ngạt khí từ máy phát điện ở
Gia Lâm (Hà Nội) vừa qua đã khiến 4 trường hợp tử vong, 2 người đang
trong tình trạng nguy kịch. Đây là hồi chuông cảnh báo đến người dân về
việc sử dụng máy phát điện không đúng cách.
Khí CO là một loại khí không màu, không mùi, thường xuất hiện trong khói của lò sưởi.
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ngộ độc khí CO
là một tai nạn thường gặp nhất trong các loại ngộ độc khí độc, thường
gây tử vong và để lại di chứng thần kinh – tâm thần cao. CO xâm nhập cơ
thể chủ yếu qua đường hô hấp... Các tổn thương đầu tiên của nhiễm độc CO
xảy ra với hệ thần kinh trung ương (vỏ não, nhân dưới vỏ não, đồi thị)
kéo theo tổn thương cả thần kinh ngoại biên. Bên cạnh sự phát triển các
tổn thương thần kinh, CO còn gây rối loạn tuần hoàn mạch, làm tăng tính
thấm của mạch máu, nhất là các mao mạch, gây xuất huyết ở hàng loạt các
cơ quan: não, phổi, đường tiêu hóa. Trung tâm Chống độc đã từng tiếp
nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc khí do sử dụng máy phát điện hay sưởi
ấm bằng than.
Theo BS Nguyên, máy phát điện hoạt động
trong không gian kín vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ cháy yếm khí, sinh ra
loại khí độc là CO, nhanh chóng chiếm chỗ của oxy, hít vào sẽ gây ngạt.
Nếu không cấp cứu kịp thời, để thiếu oxy não lâu dẫn đến hôn mê, tử
vong, cứu được cũng sẽ sống đời sống thực vật do não bị tổn thương. Đây
là một chất khí không màu, không mùi, không gây kích thích, có khả năng
khuếch tán mạnh. Nó thường xuất hiện trong khói của lò sưởi, bộ sưởi của
xe ô tô, động cơ ô tô, lò sưởi điện, lò nướng than, máy phát điện.
Khi nạn nhân nhận biết được mình bị nhiễm độc thì không còn khả năng phản kháng, gọi cấp cứu.
Triệu chứng khi bị ngộ độc khí CO
Các
triệu chứng nhiễm độc CO tùy theo mức độ nặng, nhẹ phụ thuộc vào nồng
độ CO trong không khí, thời gian tiếp xúc và đặc điểm mẫn cảm của từng
cá thể và chủ đạo là các biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương.
Thể nhẹ: Bệnh
nhân cảm thấy nặng đầu, đau nhói hai bên thái dương và vùng trán,
choáng váng, ù tai, hoa mắt, xa xẩm mày mặt, run chân tay, đau thắt
ngực, mệt, buồn nôn, nôn. Da và niêm mạc của bệnh nhân hồng hào. Nhịp
tim, mạch nhanh, thở nhanh, rối loạn.
Nếu được
chuyển ra khỏi khu vực ô nhiễm CO, được thở không khí giàu oxy, các biểu
hiện bệnh thuyên giảm dần, bệnh nhân có thể khỏe mạnh trở lại sau 1-2
ngày.
Thể nặng: Các triệu chứng nhiễm độc
có thể kéo dài vài ngày, bệnh nhân thờ ơ, vô cảm, dần chuyển sang mê
sảng, suy giảm, mất trí nhớ, co giật cơ, ngất, đồng tử giãn, phản xạ yếu
với ánh sáng, giảm phản xạ cơ-gân, cứng gáy. Thở nông, nhanh, mạch
nhanh, yếu, giảm trương lực cơ, đặc biệt là chi dưới, bệnh nhân không
đứng được, hai chân run, co giật, chuyển sang liệt không đi được. Nếu
bệnh nhân mê sảng lâu (trên 48 giờ), tiên lượng xấu, thậm chí tử vong.
Cách phòng tránh khi bị ngộ độc khí CO
Các triệu chứng nhiễm độc CO tùy theo mức độ nặng, nhẹ phụ thuộc vào nồng độ CO trong không khí.
Cách phòng tránh khi bị ngộ độc khí CO
Bác
sĩ Nguyên khuyến cáo, khi ở trong phòng kín mà sử dụng máy phát điện
hoặc đồ dùng sinh ra khí CO thì lúc cơ thể cảm thấy khó thở, hơi
choáng, cần nhanh chóng dậy mở cửa phòng, tắt ngay các thiết bị hoặc ra
ngoài phòng để không bị mệt mỏi do thiếu khí. Không đặt máy phát điện
trong nhà, hay ở gầm sàn nhà, máy phát điện phải để cách xa cửa sổ và
cửa chính đang mở. Tuyệt đối không dùng than tổ ong, than củi để sưởi trong phòng kín. Không nổ máy xe máy, xe ô tô trong phòng, trong gara kín gió, kín cửa.
Nếu
thấy có người bị ngạt khí, cần mở hết các cửa để không khí tràn vào và
đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc, nhanh chóng đưa tới bệnh viện
cấp cứu, hạn chế di chứng. Trong trường hợp ngạt khí do hỏa hoạn, nạn
nhân cần tìm khăn ướt ấp ngay vào mũi để bảo vệ đường hô hấp trong khi
tự tìm cách thoát ra hoặc chờ người đến cứu. Người đến cấp cứu nạn nhân
cũng cần nhanh chóng gọi thêm người hỗ trợ, đề phòng bị ảnh hưởng khí
độc. Quá trình tới viện nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà
hơi thổi ngạt.
Cùng với những biểu hiện nhiễm độc CO
do hỏa hoạn, nạn nhân có thể xuất hiện thêm các triệu chứng của tình
trạng say nóng, vết thương bị phỏng, do đó cần đưa nạn nhân ra khỏi đám
cháy, nới lỏng quần áo, làm mát bằng quạt gió hoặc chườm khăn mát. Thực
hiện sơ cứu các vết thương phỏng (nếu có) bằng cách sử dụng nước mát,
sạch, dội nhẹ lên vết thương, chườm đá vùng bị phỏng và băng ép nơi tổn
thương để chống thoát dịch. Sau đó nhanh chóng gọi điện thoại cấp cứu
hoặc chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất ngay khi có thể.
Theo Trí thức trẻ
-
Sức khỏe41 phút trướcDứa là loại quả giàu dinh dưỡng, hương vị thơm ngon nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu ăn dứa sai cách sẽ rất dễ rước bệnh vào người.
-
Sức khỏe1 giờ trướcDùng dao để bổ trái mít, cậu bé 6 tuổi đã bị đứt lìa 3 ngón tay nhưng gia đình chỉ tìm được bộ phận đứt lìa của một ngón. Bệnh nhi phải chịu cảnh thương tật suốt phần đời còn lại.
-
Sức khỏe3 giờ trướcChưa đến giai đoạn đỉnh cao của bệnh nhưng số trẻ mắc bệnh hô hấp nặng tại các bệnh viện nhi đồng của TPHCM đã tăng đáng kể. Nhiều bé chuyển nặng rất nhanh chỉ trong 2-3 ngày.
-
Sức khỏe3 giờ trướcTrái tim là "cỗ máy" quan trọng nhất trong cơ thể, đảm nhiệm chức năng bơm máu, cung cấp oxy và dưỡng chất đến mọi tế bào. Tuy nhiên, nhiều thói quen tưởng chừng vô hại trong cuộc sống hàng ngày lại đang âm thầm "bóp nghẹt" trái tim bạn, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
-
Sức khỏe4 giờ trướcKhi xác định đúng ung thư máu, ung thư tủy xương, các bác sĩ chuyên môn sẽ phân loại ra các thể bệnh và tùy từng loại sẽ điều trị theo phác đồ như hóa chất, ghép tủy... tránh tin theo các bài thuốc chưa được kiểm chứng trên mạng.
-
Sức khỏe4 giờ trướcNước mía là thức uống được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng uống được, vậy những ai không nên uống nước mía?
-
Sức khỏe4 giờ trướcNên chạy bộ bao nhiêu phút mỗi ngày là băn khoăn của nhiều người, hãy cùng xem giải đáp của các chuyên gia trong bài viết dưới đây.
-
Sức khỏe4 giờ trướcNgười ít vận động, hút thuốc lá, viêm đường tiêu hóa mạn tính, thừa cân béo phì sẽ có khả năng mắc ung thư cao hơn.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNhiều người mách nhau, sau cuộc nhậu, để giải rượu tốt nhất nên ăn dưa hấu, điều này có khoa học?
-
Sức khỏe17 giờ trướcBé gái bị cây xanh bật gốc trong cơn mưa lớn đè trúng người phải nhập viện cấp cứu, hiện vẫn đang trong tình trạng nguy hiểm.
-
Sức khỏe19 giờ trướcGù lưng không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến người bệnh cảm thấy tự ti về ngoại hình, dưới đây là bài tập thể dục chống gù lưng đơn giản.
-
Sức khỏe20 giờ trướcUống nước ép cà chua mỗi ngày có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm viêm. Tuy nhiên bạn cần cẩn thận những vấn đề sau.