- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách xử trí tại nhà khi phát hiện mắc Covid-19
Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc quản lý tại nhà đối với các trường hợp F0.
Khi mắc Covid-19, người dân hoàn toàn có thể bảo vệ sức khoẻ khi điều trị tại nhà. Ảnh: Việt Linh.
Theo Bộ Y tế, đa số các trường hợp mắc Covid-19 trong thời gian gần đây có biểu hiện nhẹ và được theo dõi tại nhà. Người dân cũng có thể chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình ngay tại nhà với hướng dẫn của Bộ Y tế:
Phương pháp theo dõi
Đối với F0 điều trị tại nhà là trẻ dưới 5 tuổi
Theo Bộ Y tế, phụ huynh cần theo dõi sát sao các dấu hiệu của con gồm: Tinh thần, bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo nồng độ oxy trong máu SpO2 (nếu có máy đo), màu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.
Cha mẹ cần theo dõi sát các dấu hiệu ở trẻ mắc Covid-19. Ảnh minh họa: Thụy Trang.
Ngoài ra, khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào dưới đây, người chăm sóc phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà (trạm y tế xã, phường; trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu...) để được khám, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời, thậm chí đưa trẻ mắc Covid-19 đến các cơ sở y tế gần nhất:
- Tinh thần: Trẻ quấy khóc, không chịu chơi, không hóng chuyện; li bì hoặc co giật.
- Sốt cao liên tục trên 39 độ C và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt,chườm/lau người bằng nước ấm; sốt không cải thiện sau 48 giờ.
- Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: Trẻ dưới 2 tháng tuổi thở ≥ 60 lần/phút; trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng thở ≥ 50 lần/phút; trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi thở ≥ 40 lần/phút.
- Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn. SpO2 dưới 96% (nếu có máy đo SpO2).
- Tím tái.
- Mất nước: Môi se, mắt trũng, khát nước, tiểu ít.
- Nôn mọi thứ.
- Trẻ không bú hoặc không ăn, uống được.
- Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng...
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ gia đình nhận thấy cần khám, chữa bệnh.
Đối với F0 điều trị tại nhà là trẻ từ 5 đến 16 tuổi
- Tương tự trẻ dưới 5 tuổi, tuy nhiên, gia đình có trẻ từ 5 đến 16 tuổi mắc Covid-19 cần theo dõi thêm một số dấu hiệu là: Ho, đau ngực, đau bụng, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài), mất khứu giác, thính giác.
- Các dấu hiệu cần đưa trẻ tới cơ sở y tế hoặc thông báo cho đơn vị quản lý ca mắc Covid-19 là:
- Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi ≥ 20 lần/phút.
- Thở bất thường: Co kéo hõm ức, liên sườn. SpO2 < 96%="" (nếu="" có="" máy="" đo="">
- Cảm giác khó thở.
- Ho thành cơn không dứt.
- Đau tức ngực.
- Không ăn/uống được.
- Nôn mọi thứ.
- Tiêu chảy.
- Trẻ mệt, không chịu chơi.
- Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ.
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ gia đình thấy cần khám, chữa bệnh.
Đối với F0 điều trị tại nhà là người trên 16 tuổi
Bản thân bệnh nhân và gia đình cần theo dõi các yếu tố của bệnh nhân gồm:
Chỉ số: Nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).
Các triệu chứng: Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài), ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo, các triệu chứng khác như đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ.
Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân cần nhập viện gồm:
- Khó thở, thở hụt hơi.
- Nhịp thở ≥ 20 lần/phút.
- SpO2 ≤ 96%.
- Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50="">
- Huyết áp thấp: Huyết áp tâm thu < 90="" mmhg,="" huyết="" áp="" tâm="" trương="">< 60="" mmhg="" (nếu="" có="" thể="">
- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
- Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, co giật.
- Không thể ăn uống do nôn nhiều.
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào bệnh nhân và gia đình nhận thấy cần khám, chữa bệnh.
Lưu ý về điều trị
Hướng dẫn của Bộ Y tế mới đây cũng nêu rõ các F0 điều trị tại nhà có thể sử dụng một số loại thuốc sau:
- Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,5 độ C hoặc đau đầu nhiều, cụ thể:
Người lớn: Paracetamol, mỗi lần một viên 500 mg hoặc 10-15 mg/kg trọng lượng cơ thể. Bệnh nhân có thể sử dụng lặp lại mỗi 4-6 giờ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 4 g (4.000 mg)/ngày.
Paracetamol có thể sử dụng ở cả người lớn và trẻ nhỏ khi mắc Covid-19 nhưng cần lưu ý về liều dùng. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.
Trẻ em: Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn), cách tối thiểu 4-6 giờ nếu cần nhắc lại (hoặc sử dụng liều theo tuổi nếu không biết cân nặng của trẻ). Gia đình cũng cần lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 60 mg/kg/ngày.
- Dung dịch cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi): Khuyến khích người mắc Covid-19 uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn). Trong trường hợp không muốn uống Oresol, các gia đình có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây.
Bộ Y tế lưu ý bệnh nhân Covid-19 khi điều trị tại nhà không nên sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước.
- Tăng cường dinh dưỡng: Ăn, uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.
- Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết:
Ho nhiều: Có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, thuốc giảm ho đơn thuần hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin... Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trọng khi sử dụng thuốc.
Ngạt mũi, sổ mũi: Xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%.
Tiêu chảy: Chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột (probiotic), men tiêu hóa.
Ngoài ra, Bộ Y tế lưu ý với người đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú cần tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.
Mặt khác, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm… khi chưa có chỉ định, kê đơn. Đồng thời, các gia đình cũng không tự ý xông cho trẻ em.
Theo zingnews.vn
-
Sức khỏe4 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe9 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe9 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe13 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe13 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe16 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe16 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.