Cần làm gì để “chặn đứng” căn bệnh sốt xuất huyết khiến 1.700 người mắc mỗi tuần

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, đã có 13 trường hợp tử vong và trung bình mỗi tuần có khoảng 1.700 ca mắc sốt xuất huyết

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, đã có 13 trường hợp tử vong và trung bình mỗi tuần có khoảng 1.700 ca mắc sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là căn bệnh đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh hay thuốc điều trị đặc hiệu. Bởi vậy, nếu chủ quan trong việc phòng chống từ cộng đồng thì sốt xuất huyết sẽ nhanh chóng lây lan trong diện rộng và gây nên biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí là tử vong.

Điều đó được chứng minh qua những con số mà Bộ Y tế vừa công bố mới đây. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước đã ghi nhận hơn 45.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết trên cả nước và 13 người tử vong. Trung bình mỗi tuần, cả nước có 1.700-1.800 bệnh nhân sốt xuất huyết mới.

Tại Hà Nội, tính đến nay đã có hơn 3.200 trường hợp bị sốt xuất huyết. Dịch bệnh sốt xuất huyết năm nay xuất hiện sớm và gia tăng bất thường trên địa bàn Thủ đô. Theo Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc hiện nay tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây chỉ là số liệu thống kê bệnh nhân điều trị nội trú tại các bệnh viện.

Trên thực tế, số người bệnh chắc chắn còn cao gấp nhiều lần. Đến thời điểm này, Hà Nội đã có 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Thế nhưng, nhiều cơ quan chức năng và người dân vẫn chủ quan, lơ là với dịch bệnh sốt xuất huyết.

can lam gi de “chan dung” can benh sot xuat huyet khien 1.700 nguoi mac moi tuan - 1

Muốn chặn được sốt xuất huyết thì cần phải có sự vào cuộc của toàn dân.

Ngoài sự thờ ơ, chủ quan của người dân, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho rằng tình trạng mưa sớm, mưa nhiều, sáng nắng chiều mưa tại nhiều tỉnh, thành hiện nay cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt xuất huyết phát triển.

Vậy để phòng chống sự bùng phát của căn bệnh này cần phải làm gì?

BS Lê Xuân Thủy – Cục Y tế D ự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

Theo đó, cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết bằng cách, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy; rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

Đồng thời, thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

Ngoài ra, người dân phải chủ động phòng chống muỗi đốt bằng cách: Mặc quần áo dài tay; ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày; dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi; dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác. Đồng thời phải tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Đối với những người khi bị sốt xuất huyết BS Xuân Thủy cho rằng, thông thường sẽ có biểu hiện nhẹ và nặng. Ở thể nhẹ, người bệnh thường sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt. Kèm theo đó là đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban.

Còn ở thể nặng, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

Cùng với đó là đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp). Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Khi thấy những dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ mình bị sốt xuất huyết, BS Thủy khuyến cáo cần phải đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Theo Khám Phá

sốt xuất huyết


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.