Cảnh giác với độc chất trong thuốc giả gây nguy hiểm tính mạng

Thuốc là sản phẩm không thể thiếu, sản phẩm này cũng được làm giả nhiều nhất và đa số là người sử dụng và bác sĩ cũng không thể phát hiện ra thuốc giả, thuốc thật.

Thuốc là sản phẩm không thể thiếu, sản phẩm này cũng được làm giả nhiều nhất và đa số là người sử dụng và bác sĩ cũng không thể phát hiện ra thuốc giả, thuốc thật.

Những hoá chất cực độc trong thuốc giả

Bệnh nhân Nguyễn Văn Ng. Hà Nội phải cấp cứu ở Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai với biểu hiện đau bụng kéo dài, sốt không rõ nguyên nhân, nôn thốc tháo, hoa mày chóng mặt…

Đến khi siêu âm, các bác sỹ mới tá hỏa khi thấy trong dạ dày của bệnh nhân đầy… vỏ thuốc hình con nhộng.

Nguyên nhân là do uống phải thuốc giả, kém chất lượng nên chất bột có trong thuốc đã đọng thành lớp trong dạ dày gây đau bụng và ngộ độc toàn thân. Cùng với đó, vỏ thuốc không tiêu hóa được cũng góp phần làm cho bệnh nhân trở nên như vậy.

Nhưng bệnh nhân này là trường hợp hiếm hoi được cứu sống. Còn một số bệnh nhân khác bị ngộ độc nặng lại đi cấp cứu muộn vì vậy không điều trị kịp dẫn đến tử vong.

Bà Samson Chiu – Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của viện An ninh dược phẩm đã cảnh báo tới người dân về nạn thuốc giả hiện nay, đây đã trở thành vấn nạn toàn cầu với các tổ chức lừa đảo mang tính xuyên quốc gia.

Mỗi lần, bạn bị ốm có khi nào bạn chắc chắn thứ mình đưa vào miệng có an toàn tuyệt đối, có giúp bạn sẽ khỏi bệnh ngay không - đó là một câu hỏi lớn còn bỏ ngỏ.

Đại đa số người dân hiện nay ốm ra hiệu thuốc mua về uống và người ta làm ngơ với thuốc giả bởi thực tế người ta thấy chưa có ai chết vì thuốc giả.

Theo bà Samson Chiu loại thuốc được làm giả phổ biến hiện nay là thuốc làm từ thức ăn cho lợn và gà, viên nang làm từ chất thải của ngành công nghiệp da, thuốc giả trong bao bì thật.

Các nhân viên y tế tiêu hủy số thuốc giả bị tịch thu ở Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: AFP
Các nhân viên y tế tiêu hủy số thuốc giả bị tịch thu ở Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: AFP

Các cơ quan chức năng đã phát hiện các chất độc hại có trong thuốc giả như kim loại nặng, các loại dược chất không mong muốn và một số loại thuốc hoàn toàn không có dược chất.

Những chất cực kỳ nguy hiểm đã được cơ quan chức năng phát hiện trong thời gian qua ở thuốc giả đó là các loại kim loại nặng như thuỷ ngân, nhôm, chì, cát mi, asen, crom, urani, Stronti, selen.

Thậm chí, một số loại thuốc giả còn có độc dược thuốc diệt chuột, axit boric, chất chống đông, benzopyrene.

Các loại thuốc giả còn được tẩm ướp các chất có ngay trong vật dụng gia đình như sơn tường, sơn đường, bụi gạch, chấy tẩy rửa sàn, tấm thạch cao, chất pha loãng sơn.

Một số loại thuốc giả hoàn toàn không có dược chất chỉ thành phần lactose, tinh bột, nước muối, muối, dextrin, dextrose…

Bác sĩ Nguyễn Văn Đoàn – Giám đốc Trung tâm miễn dịch – Bệnh viện Bạch Mai cho biết tại Việt Nam thuốc giả có ở nhiều nơi. Cơ quan chức năng thường xuyên phát hiện các lô thuốc giả.

Khi sử dụng phải thuốc giả không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người sử dụng mà còn vô hiệu hóa các liệu pháp điều trị để cứu sống người bệnh.

Ngoài ra, khi uống phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng, người bệnh hay gặp phải tình trạng dị ứng, phản ứng thuốc, có thể xuất hiện sau khi dùng thuốc 15- 30 phút hoặc một vài ngày.

Các phản ứng dị ứng có nhiều cấp độ khác nhau, từ nhẹ như buồn nôn, ói mửa cho đến các trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng người bệnh

Vì sao thuốc giả dễ sống?

Các loại thuốc giả luồn lách vào đủ các thị trường đặc biệt là mua bán trên mạng. Bà Samson Chiu cũng nhấn mạnh vào bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 40 -50 nghìn người bán thuốc trực tuyến trên toàn cầu trong đó có tới 90 -95 % không hợp pháp.

WHO đã khuyến cáo có tới 50 % thuốc bán trên mạng internet là thuốc giả.

Đa số thuốc giả đều không phân biệt được bằng mắt thường, người dân lại không kêu ca gì, đặc biệt các chế tài chưa đủ tính răn đe tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất và buôn bán thuốc giả tăng. Lợi nhuận của ngành công nghiệp thuốc giả khổng lồ.

Một bác sĩ tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội tâm sự là bác sĩ nhưng bản thân anh cũng khó có thể phân biệt được đâu là thuốc giả, thuốc thật nên người bệnh cũng khó mà phát hiện ra bệnh được.

Các mẫu thuốc giả có nhãn, bao bì đóng gói giống tới 99% mẫu nhãn, bao bì của thuốc thật, không có dấu hiệu rõ ràng nào để phân biệt.

Những loại thuốc giả có chứa hoá chất cực độc có thể gây ra các bệnh ngộ độc trường diễn lâu dài sẽ sinh bệnh trong đó có bệnh ung thư là điển hình.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.