Cậu bé bị thủng dạ dày, khi biết nguyên nhân nhiều người phải giật mình xem lại cách chăm con

Nhiều học sinh do tâm lý quá căng thẳng, ăn uống không khoa học trong mùa thi nên đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là bị thủng cả dạ dày.

Nhiều học sinh do tâm lý quá căng thẳng, ăn uống không khoa học trong mùa thi nên đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là bị thủng cả dạ dày.
 

Nam sinh thủng dạ dày vì "cày" đầu vào học

Đau bụng do viêm loét dạ dày không chỉ gặp ở người trưởng thành mà ngay cả trẻ em, học sinh các cấp giờ cũng đang dần phổ biến. Đặc biệt mùa thi cử, nhiều học sinh có tâm lý quá căng thẳng do áp lực điểm số, ăn uống không khoa học bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe: mệt mỏi, lo âu, giảm cân,...

Theo cảnh báo của các bác sĩ, mỗi năm khi thời điểm mùa thi tới gần cũng là lúc tình trạng đau, viêm dạ dày ở trẻ lại gia tăng. Trong số đó có những trẻ bị viêm loét nhẹ, nhưng cũng có trường hợp xuất huyết, thậm chí là thủng dạ dày.

Điển hình là trường hợp của cháu N.V.H. 16 tuổi (ở HN), phải nhập viện cấp cứu vì bị đau bụng dữ dội. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu các bác sĩ phát hiện nam sinh này bị thủng dạ dày. “Đó là ca bệnh mà một đồng nghiệp của tôi tiếp nhận. Điều đáng nói ở ca bệnh này là bệnh nhân dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng bị viêm và thủng dạ dày”, Ths.BS Nguyễn Đình Liên (khoa Ngoại – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) chia sẻ.

Qua khai thác tiền sử của nam sinh này thì được biết, do đang trong giai đoạn chuẩn bị thi vào cấp III nên việc ăn uống, sinh hoạt của cháu H. rất thất thường. Không chỉ có vậy, trong quá trình học tập H. cũng rất căng thẳng, mệt mỏi khi liên tục phải học thêm, ôn thi nhiều môn liên tục.

Cậu bé bị thủng dạ dày, khi biết nguyên nhân nhiều người phải giật mình xem lại cách chăm con-1
Do thói quen sinh hoạt trong khi học hành thi cử, nam sinh đã bị thủng dạ dày.

Theo lịch sinh hoạt hàng ngày, công việc của nam sinh này chỉ có ăn và học. Ngoài học chính khóa trên lớp, thì cháu H. còn học thêm 4 môn khác. Sáng đi học em chỉ ăn bánh mỳ hoặc mỳ tôm qua loa, có nhiều bữa trưa bỏ ăn vì mệt nên tranh thủ ngủ, chỉ uống sữa hoặc nước ngọt để đi học thêm, đến tối về nhà mới ăn cơm cùng gia đình. Đêm tối muộn em ôn bài cũng ít ăn bữa tối bổ sung....

Trước mấy ngày vào viện, cháu H. đã có biểu hiện đau âm ỉ vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua nhiều. Dù mẹ em có ra hiệu thuốc mua đơn điều trị giảm đau cho em nhiều lần chỉ có đỡ, chứ không khỏi bệnh. Mới đây khi thấy cháu đau bụng dữ dội ở trên rốn mới tức tốc đưa vào viện cấp cứu thì nhanh chóng được bác sĩ chẩn đoán là thủng tạng rỗng. Rất may là cháu đến sớm, nên được bác sĩ mổ nội soi, phát hiện lỗ thủng ở dạ dày.

Ép con học là nguyên nhân gây bệnh

Ths.BS Nguyễn Đình Liên cho rằng, hiện nay những trường hợp như cháu H. không phải là hiếm gặp. “Trường hợp thủng dạ dày thì ít gặp hơn, tuy nhiên việc đau hoặc viêm loét dạ dày ở lứa tuổi học sinh thì ngày càng phổ biến và có xu thế xuất hiện càng nhiều ở trẻ nhỏ tuổi”, BS Liên cho hay.

Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, BS Liên cho rằng việc người dân trong cộng đồng: ăn uống không khoa học, thiếu vệ sinh, tâm lý căng thẳng, lo âu, stress… đó chính là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, thủng dạ dày hoăc ung thư hóa do loét dạ dày.

Cậu bé bị thủng dạ dày, khi biết nguyên nhân nhiều người phải giật mình xem lại cách chăm con-2
Phụ huynh không nên tạo áp lực cho trẻ khi học tập.

Ngoài ra trạng thái lo âu, sức ép học tập lớn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị đau dạ dày. Việc phụ huynh thúc ép trẻ học hành tạo cảm giác căng thẳng, học không vào đầu đối với trẻ, khiến trẻ luôn rơi vào trạng thái lo lắng thái quá dễ dàng dẫn tới những cơn đau bụng tăng dần lên, một biểu hiện ban đầu của bệnh dạ dày. Đặc biệt, khi có vấn đề dạ dày nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày…

Chính vì thế, khi trẻ ở trong lứa tuổi học đường nếu xảy ra tình trạng đau bụng tái diễn, nôn hoặc buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng khó tiêu, thiếu máu, đi ngoài phân đen… thì cần đưa trẻ đến viện để được thăm khám kịp thời.

Để phòng bệnh, nhất là ở lứa tuổi học đường, BS Liên khuyến cáo các bậc phụ huynh hãy cân đối thời gian cho trẻ giữa việc học, nghỉ ngơi, chơi; bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo đó, không nên ép trẻ học quá nhiều khiến trẻ căng thẳng vì căng thẳng sẽ gây ra nhiều bệnh cho con mình và kết quả học tập thường không tốt. Khuyến khích cho trẻ vận động, tham gia thể dục thể thao và các trò chơi giải trí lành mạnh để bớt tâm lý căn thẳng, lo âu, qua đó cũng nâng cao thể lực và kết quả học tập mà các bậc phụ huynh mong muốn.

 

Theo Khám Phá


thủng dạ dày


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.