- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cha mẹ chú ý khi con có những biểu hiện này dịp nghỉ lễ
Do nuốt phải những viên bi có từ tính khiến ruột dính lại với nhau, bác sĩ buộc phải cắt bỏ 1 đoạn ruột mới lấy được dị vật ra ngoài.
Do nuốt phải những viên bi có từ tính khiến ruột dính lại với nhau, bác sĩ buộc phải cắt bỏ 1 đoạn ruột mới lấy được dị vật ra ngoài.
Vào những dịp lễ tết, khi cha mẹ bận rộn với nhiều công việc, ít có thời gian quan tâm con cái, thường cho trẻ tự chơi đồ chơi và dẫn tới những tai nạn về dị vật đường ăn, đường thở.
ThS BS Đào Trung Hiếu - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) chia sẻ, dịp nghỉ lễ, số ca trẻ cấp cứu do tai nạn dị vật cao hơn ngày thường. Tập trung ở độ tuổi từ 3 - 4.
Mới đây, bé trai 6 tuổi người Kiên Giang phải cắt bỏ đoạn thùy dưới phổi phải và một bé trai 4 tuổi khác phải cắt đi 1 đoạn ruột mới lấy được dị vật là chiếc đèn led, bi sắt bị “bỏ quên” trong người ra ngoài.
![]() |
Bs Đào Trung Hiếu thăm khám bệnh nhi |
2 bệnh nhi này đã nuốt dị vật vào bụng 1 thời gian dài nhưng vì ba mẹ không chú ý, tới khi dị vật gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng mới phát hiện.
Việc phải trải qua những ca mổ hở để lấy dị vật ra ngoài khiến sức khỏe trẻ ít nhiều bị ảnh hưởng về sau.
BS Hiếu nhận định tai nạn dị vật đường ăn, đường thở không hiếm ở trẻ và hậu quả không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu dị vật bị bỏ quên quá lâu trong người trẻ, sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường trước, trường hợp nặng có thể tử vong.
"Dị vật sau khi vào đường ăn, để lâu sẽ xuống tới phế quản và bám chặt vào niêm mạc phế quản. Có khi dị vật còn làm thủng cả phế quản, đi vào phổi thì tác hại sẽ khó lường trước" - BS Hiếu nói và cho biết, trường hợp bé trai 6 tuổi phải cắt thùy dưới phổi phải để lấy đèn leb đã nuốt 1 năm vào bụng là minh chứng rõ nhất.
Theo Phó GĐ BV Nhi đồng 1, việc phát hiện ra trẻ bị dị vật đường ăn, đường thở không hề khó. Điều quan trọng là cha mẹ để ý biểu hiện của con trẻ.
Khi trẻ chơi đồ chơi, nhất là các loại hạt, vật nhỏ mà ho sặc sụa, người tím tái thì cha mẹ cần nghĩ tới hóc dị vật đầu tiên.
Lúc ấy nên đưa trẻ tới phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra. Chỉ cần qua nội soi là phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời.
BS Hiếu cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên cho con trẻ chơi các loại đồ chơi có dạng hạt, tròn vì trẻ dễ ngậm, nuốt vào bụng.
![]() |
Loại đồ chơi hạt nở khi cho vào nước rất nguy hiểm với trẻ |
Nguy hiểm nhất là các loại đồ chơi dạng hạt có xuất xứ từ Trung Quốc. Nếu không may lọt vào miệng sẽ nở ra, bịt chặt đường thở, trẻ dễ tử vong.
Hay như hạt đậu phộng (hạt lạc) nếu không may lọt vào đường thở, ban đầu nhỏ thì không sao nhưng nếu lọt vào sâu sẽ nở ra, gây nên tình trạng viêm nhiễm nặng.
Tuy nhiên, khi thấy trẻ ngậm đồ chơi trong miệng, biết là sẽ gây nguy hiểm, cha mẹ không nên la lớn, sẽ làm trẻ giật mình, nuốt vào bụng. Thay vào đó là phụ huynh nên nhẹ nhàng nói trẻ lấy vật trong miệng ra.
Theo VietNamNet
- Sức khỏe5 giờ trướcAi cũng mong mình được sống lâu, sống khỏe nhưng thực tế hầu hết mọi người đều không biết rằng hàng ngày bản thân mình đang vô tình ăn vào 4 loại thực phẩm gây tắc nghẽn mạch máu này.
- Sức khỏe6 giờ trướcBản tin 18h ngày 3/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 7 ca mắc mới, trong đó 5 ca ghi nhận tại Hải Dương đều là trường hợp f1; 2 ca tại Kiên Giang đã cách ly ngay sau khi nhập cảnh
- Sức khỏe9 giờ trướcHôm nay, bệnh nhi ghép tim nhỏ tuổi nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đã được ra viện trong niềm hân hoan của gia đình và các thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Sức khỏe16 giờ trướcThận hư, thận yếu có thể khiến sức khỏe của bạn sa sút cả thể chất lẫn tinh thần. Đây là những triệu chứng rất dễ bị bỏ qua, khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe18 giờ trướcBản tin 6h ngày 3/3 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19 đều là người nhập cảnh đã được cách ly ngay tại Bình Dương và Kiên Giang.
- Sức khỏe1 ngày trướcTrong tất cả các bộ phận cơ thể, phổi là cơ quan có khả năng tự vệ và đề kháng kém nhất, chính vì thế, phổi cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Làm sạch phổi là việc quan trọng.
- Sức khỏe1 ngày trướcCác chuyên gia Anh lần đầu tiên tìm ra mối liên hệ giữa một căn bệnh về da bí ẩn (có vẻ giống bệnh Kawasaki) và Covid-19 ở trẻ em sau khi xảy ra tình trạng gia tăng các ca chăm sóc đặc biệt vào tháng 4 năm ngoái.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBên cạnh danh sách ngày càng mở rộng về các triệu chứng từ nhẹ đến nặng của COVID-19, các chuyên gia đã liệt kê ra 6 biến chứng y khoa lâu dài liên quan đến virus nguy hiểm này.
- Sức khỏe1 ngày trướcBé trai 6 tuổi đau bụng 3 ngày, ói nhiều, không đi cầu được kèm bụng trướng hơi... phải nhập viện cấp cứu và phát hiện dị vật bất ngờ trong bụng.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcSở Y tế Hà Nội cho biết tính đến sáng 2/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận ca 1 ca tái dương tính sau ra viện.