Chết vì chỉnh tốc độ truyền dịch thật nhanh

Bác sĩ Trần Băng từng chứng kiến một phụ nữ trung niên chết vì tự ý vặn van truyền dịch nhanh để chóng được về nhà. Bà bị sốc và các bác sĩ không thể cứu nổi. Trong khi truyền dịch, nhiều khi người nhà hoặc bệnh nhân tự ý điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt của chai nước mà không hề biết rằng việc đó ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng bệnh nhân

Bác sĩ Trần Băng từng chứngkiến một phụ nữ trung niên chết vì tự ý vặn van truyền dịch nhanh để chóngđược về nhà. Bà bị sốc và các bác sĩ không thể cứu nổi.

Trong khi truyền dịch, nhiều khi người nhà hoặc bệnh nhân tự ý điều chỉnhtốc độ nhỏ giọt của chai nước mà không hề biết rằng việc đó ảnh hưởng đếnsức khỏe, thậm chí tính mạng bệnh nhân.

Điếc không sợ súng

Ngọc Diệp (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) thường “ám thị” rằng mình luôn ốmyếu nên thỉnh thoảng lại tự đi mua một chai dịch vitamin rồi nhờ cô y tá bênhàng xóm sang truyền giúp ngay tại nhà. Thường cô y tá chỉ cắm dây cho Diệprồi về, thỉnh thoảng chạy sang một chút nên Diệp hay tự điều chỉnh tốc độchảy của dịch. Có lần vì muốn truyền xong sớm để còn đi nấu cơm nên Diệp vặnnhanh lên, hay có khi đang truyền lại phải làm việc gì đó cần di chuyển, cô đóngvan lại để làm trong khi tay vẫn lủng lẳng dây rợ, chai dịch nhét túi quần,xong việc mới truyền tiếp. Diệp bảo việc truyền nước này cũng không phức tạphơn việc cô… tự uống nước vào người là mấy.

Chết vì chỉnh tốc độ truyền dịch thật nhanh

Không được tự ý chỉnh tốc độ truyền dịch

Ông Hiệp, quê Lục Ngạn, BắcGiang, phải nằm viện điều trị sỏi thận. Hằng ngày ông phải truyền dịch nhiềunên cũng khá quen với việc này. Chính vì thế có lần buồn đi tiểu trong lúctruyền dịch, thấy cái chai chỉ còn 1/3, ông bảo vợ vặn nhanh lên cho chónghết. Chỉ mấy phút sau quay sang nhìn chồng, bà Hiệp đã thấy ông ôm ngực, mồhôi toát ra ướt đầm trên trán và kêu khó thở. Bà vội vàng gọi bác sĩ đếnkiểm tra thì được biết, do để tốc độ truyền quá nhanh trong khi thể trạngđang yếu khiến nên cơ thể bệnh nhân không dung nạp kịp, có biểu hiện sốc.

Một trường hợp khác tuy khôngphải tự ý điều chỉnh tốc độ dịch truyền mà là do cậu con trai sáu tuổinghịch ngợm cũng khiến bệnh nhân suýt mất mạng. Chị Hồng Hạnh nhà ở phốNguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội, bị sốt virus nên phải nằm viện và truyềnnước. Buổi tối, chồng Hạnh cho cậu con trai vào thăm mẹ ở bệnh viện.

Không ai để ý thấy cucậu táy máy vặn vào núm điều chỉnh tốc độ dịch truyền của mẹ nhanh lên sovới lúc đầu rất nhiều. Cả Hạnh và người nhà đều mải nói chuyện, không biếtchai dịch đang cạn đi nhanh chóng. Chỉ đến khi Hạnh thấy đau tức ở tay, khóthở, tức ngực, mắt hoa lên, chân tay lạnh ngắt thì người nhà mới hốt hoảnggọi bác sĩ. Ngay sau đó, Hạnh bị suy hô hấp và ngất xỉu do sốc dịch, bác sĩphải cấp cứu tích cực mới cứu được Hạnh.

Chết vì sốt ruột muốn chóng về nhà

Theo thạc sĩ Triệu Thị TrầnBăng, giảng viên Cao đẳng y tế Hà Nội, bất kỳ loại dung dịch nào khi đưa vàocơ thể cũng đều phải tính đến khả năng xảy ra các tai biến như phản ứng, sốcphản vệ, có thể nguy hại đến tính mạng. Vì thế trong bất cứ hoàn cảnh nào,người bệnh cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của y bác sĩ.

Khi chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân, các bác sĩ để tốc độ nhanh hay chậm căncứ vào thể trạng của từng người. Người khỏe có thể điều chỉnh tăng hơn,người yếu, mạch chậm thì phải cho chảy chậm hơn một chút. Bên cạnh đó, cònphải căn cứ vào loại dịch được truyền (nồng độ, thành phần) để chỉ định tốcđộ, như vậy thì cơ thể mới dung nạp được.  

Tuy nhiên trên thực tế, theo bác sĩ Trần Băng, thường xuyên xảy ra chuyện bệnhnhân hay người nhà tự ý điều chỉnh tốc độ dịch truyền khi không có mặt bácsĩ, y tá trực, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Bác sĩ Băng chia sẻ câuchuyện đau lòng mà bà gặp trong chuyến công tác lên một huyện vùng núi phíaBắc. Bệnh nhân là một phụ nữ khoảng 40 tuổi, bị sốt dịch và được đưa lênbệnh viện tuyến huyện để điều trị. Bà vốn là người quen lao động nên rất sốtruột và khó chịu khi phải nằm một chỗ trong mấy giờ để truyền dịch.

Để ý thấy các bác sĩ, y tátrong lúc truyền dịch cho bệnh nhân thao tác khá đơn giản nên lúc không có ytá ở đó, bà tự chỉnh cho chai dịch chảy nhanh cho đỡ phải nằm lâu. Không cóngười nhà bên cạnh nên lúc bà bị sốc, không ai để ý. Đến khi bác sĩ pháthiện thì mọi nỗ lực cấp cứu đã quá muộn. Bà bị bọt khí tràn vào do tốc độtruyền quá nhanh dẫn đến làm tắc mạch, gây chết người. “Đó là một trường hợprất đáng tiếc chỉ vì sự thiếu hiểu biết, chủ quan mà người bệnh đã tự hạichính mình”, bác sĩ Băng nói. 

Ngay tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội hiện nay, dù bệnh nhân và người nhà cũngcó hiểu biết nhất định, nhiều người vẫn có tâm lý chủ quan, coi truyền dịchchỉ là một phương pháp điều trị đơn giản mà tự ý can thiệp, không theo chỉđịnh, hướng dẫn của y bác sĩ.

Bác sĩ Băng cho biết, nếu dịch được bơm vào mạch quá nhanh, cơ thể chưa kịpdung nạp và gây ra đồng loạt các phản ứng như tuần hoàn máu (huyết áp) tăng,nhịp tim, hô hấp đều tăng theo. Khi nó vượt quá ngưỡng cơ thể có thể chịuđựng thì sẽ gây sốc, biểu hiện là rét run người, chân tay lạnh ngắt kèm theotức, đau ngực, khó thở, suy hô hấp… Khi lượng dịch được truyền quá nhanh còndẫn đến ứ nước ngoài tế bào, gây phù phổi cấp, suy tim, suy thận cấp, nếukhông được cấp cứu kịp thời thì có thể tử vong nhanh chóng.

Còn việc điều chỉnh chậm đitốc độ dịch truyền không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Chỉ có mộtsố trường hợp, bệnh nhân đang được cấp cứu truyền nước do mất nước nghiêmtrọng (như tiêu chảy, nôn quá nhiều…) hoặc bệnh nhân bị kiệt sức cần bổ sunggấp dưỡng chất thì việc truyền dịch quá chậm sẽ khiến cơ thể chậm hồi phụchơn.

Việc đóng van khi đang truyền dở để làm việc gì đó, xong mới truyền tiếpcũngkhông được khuyến khích. Khi truyền dịch, cơ thể phải ở trong tư thếthoải mái nhất, cử động nhẹ nhàng để hoạt động của các tuyến, các cơ quanđều ở trạng thái ổn định (vì thế người bệnh thường phải nằm khi truyềndịch), giúp dịch lưu thông thuận lợi vào cơ thể. Nếu người bệnh di chuyểnnhiều hoặc đóng ngắt nhiều lầ, quá trình này sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Theo Nam Thi
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.