- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chiêu kích sữa thành công của mẹ "ngực nhỏ, ít sữa"
Dù phải đẻ mổ, ngực nhỏ và ngực lúc nào cũng mềm nhưng hiện tại, khi em bé đã được 10 tháng tuổi, mẹ Hà Mi vẫn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Những tháng đầu khi mới sinh con, do chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm nên mẹ Hà Mi (sinh sống tại Thành phố Bạc Liêu) đã không đủ sữa cho con tu ti và phải ăn thêm sữa công thức. Thế nhưng, sau khi tìm hiểu và đọc nhiều tài liệu về sữa mẹ, Hà Mi đã hiểu rõ hơn về tâm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh và chị đã quyết tâm kích sữa để con được hưởng trọn dòng sữa mẹ ấm nóng.
Từ một người từng được coi là sẽ không đủ sữa nuôi con như: đẻ mổ, ngực nhỏ, ngực lúc nào cũng mềm... bà mẹ trẻ đã kích sữa thành công chỉ trong 3 ngày, 3 đêm. Hiện tại bé Mía đã được 10 tháng và đang được bú hoàn toàn sữa mẹ + ăn dặm thêm.
Cùng tham khảo chiêu kích sữa cực đơn giản của bà mẹ 9x này:
CHIA SẺ KINH NGHIỆM KÍCH SỮA
(Dành tặng cho các mẹ tin tưởng sữa mẹ, mong muốn nuôi con sữa mẹ hoàn toàn đến 24 tháng và nhiều hơn thế nữa)
Thật ra cách kích sữa của mình vô cùng đơn giản. Mình hội tụ mọi điều cần có ở một bà mẹ ít sữa theo truyền thuyết: sinh mổ, ngực nhỏ, ngực lúc nào cũng mềm, ít khi căng sữa chảy ướt áo, nhận được vô số lời nhận xét khiến mình tự ti về khả năng tạo sữa cho con "ít sữa quá!".
Mình đã từng cho con ăn dặm sữa công thức nhiều không đếm được, dặm tới 3 tháng luôn, vì nghĩ mình ít sữa, với nỗi sợ kinh hoàng là con đói, không no không ngủ được, sữa mẹ không đủ phải dặm thêm sữa công thức. Nhưng khi con 3 tháng đạt 8kg, sợ con béo phì (nhiều người không tin trẻ con có thể béo phì trong thời gian này và ảnh hưởng đến tương lai của trẻ) nên mình đã quyết định thay đổi: Phải cho con điều tốt duy nhất chứ không phải là thứ 2, thứ 3.
Quá trình kích sữa của mình từ lúc bắt đầu đến lúc thành công chỉ mất 3 ngày 3 đêm. Mình ôm con suốt ngày suốt đêm, cho bé ti mẹ trực tiếp. Bé từ chối ti mẹ khóc lóc thảm thiết, vẫn cố gắng dỗ dành, thủ thỉ, năn nỉ ôm con đi tới đi lui đêm cũng như ngày. Con ngủ thì mình úp con trên ngực nằm ngủ trên võng. Bé ti 5 phút hay nửa tiếng hay một tiếng một lần rồi khóc la, thức giấc, ngủ chập chờn vẫn cho bé bú theo nhu cầu của bé. Mình đã lên quyết tâm cao độ, bình tĩnh với tiếng khóc của bé.
Bé Mía hiện tại đã được 10 tháng tuổi và đang được bú sữa mẹ hoàn toàn và ăn dặm.
Ngày thứ nhất mình giảm bé chỉ cần 1 cữ bú bình 90ml. Ngày thứ 2 giảm bình còn 30ml. Ngày thứ 3 không còn cữ bình nào hết. Và bé vẫn bú lắt nhắt, ngủ động thường xuyên. Mình quan sát bé tè nhiều 6 - 8 lần/24 giờ là bé bú đủ. Vậy là mình tạm biệt không hẹn gặp lại bạn sữa công thức lần nào nữa.
Về ăn uống, mình uống nước lọc rất nhiều, ưu tiên nước ấm. Ăn bình thường, không bồi bổ gì đặc biệt. Về phần máy hút sữa mình sử dụng máy đôi. Sau 3 ngày hôm đó, mình cứ 2 giờ hút sữa một lần, ngày hút, đêm ngủ với con không hút sữa. Bé bú ngay cữ hút thì mình hút đồng thời bên còn lại. Bé bú không trùng cữ hút thì cứ đúng cữ mình lại hút. Mà hút sữa lích kích với giờ giấc loạn xạ quá nên mình chỉ theo được 2,3 hôm là mệt, sau đó, mình cho bé bú trực tiếp mẹ là chính. Lâu lâu mới lấy ra hút 1 vài lần để tập bé ti bình bằng sữa mẹ vắt ra.
Có mẹ nói hút một lần sao mà chỉ đc 45ml mỗi bên, ít wá sao đủ sữa bé bú. Mình tới giờ bé gần 6 tháng rồi mà hôm nay mới lấy ra hút lại, hút cả ngày không theo giờ giấc được 4 lần thì mỗi lần hút chỉ được từ 30ml - 45ml. Nhưng mà trong suốt gần 3 tháng vừa qua mình sữa mẹ hoàn toàn cho bé ti trực tiếp. Vậy có nghĩa là lượng sữa vắt ra được không liên quan tới việc tạo sữa của cơ thể người mẹ. Chỉ có bé ti mẹ trực tiếp thì sữa mẹ mới xuống nhanh và nhiều theo nhu cầu của bé. Ngực mềm do bé bú mẹ liên tục không thấy căng sữa nhưng sữa mẹ vẫn được tiết ra đều đặn cho con. Vì vậy các mẹ đừng sợ con đói, cứ quan sát số lần tè của bé từ 6-8 lần là ổn.
Mình nghĩ mẹ đã tạo được một hình hài trọn vẹn cho con, đau đớn sinh ra con, vậy thì không có lý do gì không tạo được sữa cho bé bú cả. Hãy tin tưởng vào sự tương tác kỳ diệu giữa mẹ và con. Hãy là người mẹ can đảm, bản lĩnh chịu trách nhiệm về sức khỏe cho con cái của mình chứ đừng trách tại ông bà hay bác sĩ nên con mình mới không được uống sữa mẹ. Nuôi con là việc của mẹ và cha, vậy nên phải học hỏi suốt đời. Cố lên nhé các mẹ sữa tuyệt vời.
Theo Khám Phá
-
Sức khỏe2 giờ trướcBị trướng bụng, chàng trai sinh năm 2000 đi khám thì phát hiện bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày.
-
Sức khỏe5 giờ trướcBệnh viện Nội tiết Trung ương vừa tiếp nhận hai trường hợp phản vệ độ III trên nền đái tháo đường type 2, tăng huyết áp.
-
Sức khỏe6 giờ trướcKhông chỉ chuối chín mà chuối xanh cũng rất tốt cho sức khoẻ, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn chuối xanh mỗi ngày?
-
Sức khỏe6 giờ trướcUng thư mắt có thể di truyền ở một số gia đình, nhưng lý do di truyền vẫn đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm.
-
Sức khỏe9 giờ trướcĐây là một dược liệu có nhiều tác dụng rất hiệu quả cho sức khỏe, thế nhưng khá ít người biết và thường xuyên bỏ chúng đi.
-
Sức khỏe10 giờ trướcNhững gì chúng ta ăn có thể giúp kiểm soát mỡ máu, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.
-
Sức khỏe10 giờ trướcTheo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện bệnh nhân ho gà đầu tiên trong năm 2023.
-
Sức khỏe12 giờ trướcUng thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm, người mắc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan.
-
Sức khỏe13 giờ trướcKhi cơ thể người có đủ “2 dày, 1 mỏng”, họ đang duy trì tình trạng sức khỏe ổn định và có khả năng sống thọ hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu mới đã tìm thấy một số lựa chọn lối sống có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư của một người. Trong số đó, có những thói quen sẽ khiến bạn ngạc nhiên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh mạch vành, tai biến, cục máu đông.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐau trán có thể do căng thẳng, vấn đề ở xoang trong khi đau bên phải đầu cảnh báo nhiều vấn đề phức tạp. Tùy thuộc vào vị trí đau đầu, bác sĩ có thể tư vấn giải pháp phù hợp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThận khỏe hay không phụ thuộc một phần vào những gì mà chúng ta ăn, uống hàng ngày.