Chơi điện thoại suốt 2 tiếng, bé trai 6 tuổi bị lệch cổ nghiêm trọng

Không riêng gì bé trai 6 tuổi này mà ngày càng nhiều trẻ phải nhập viện trong tình trạng lệch cổ, thoái hóa đốt sống cổ vì chơi điện thoại quá lâu.

Không riêng gì bé trai 6 tuổi này mà ngày càng nhiều trẻ phải nhập viện trong tình trạng lệch cổ, thoái hóa đốt sống cổ vì chơi điện thoại quá lâu.

>> Lơ là, thiếu hiểu biết mẹ để con "chết oan" vì hóc hạt nhãn

Ngày 2/8 vừa qua,  tại Giang Tô (Trung Quốc) một bé trai 6 tuổi tên Tiểu Bình nhập viện vì bị lệch cổ do chơi điện thoại quá lâu. Chị Trương – mẹ của Tiểu Bình cho biết mấy hôm trước Tiểu Bình cùng bố nằm trên giường trong phòng điều hòa chơi điện thoại suốt 2 tiếng đồng hồ, sáng hôm sau tỉnh dậy, Tiểu Bình vừa khóc vừa kêu đau cổ. 

Chị Trương cẩn thận xem xét, hóa ra cổ Tiểu Bình bị nghẹo sang bên phải, định dùng tay nắn lại cổ cho con, nhưng vừa chạm vào cậu bé đã gào khóc dữ dội vì đau. Người nhà dùng khăn ấm chườm quanh cổ cậu bé rồi dán cao, nhưng vẫn không có tác dụng gì, gia đình liền đưa bé đến bệnh viện.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán bé bị như vậy là do cơ bậc thang bị tổn thương, hay còn gọi là bệnh sái cổ vì ngủ sai tư thế gây ra. Đối với trường hợp của Tiểu Bình, do bé ngồi sai tư thế trong thời gian dài để chơi điện thoại, kèm theo có gió lạnh từ điều hòa thổi ra, dẫn đến cơ bậc thang bị tổn thương, làm sái cổ.

May mắn thay, tình trạng của Tiểu Bình được phát hiện kịp thời. Nếu để chậm trễ hơn, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến đau nửa đầu, thiếu oxi não, ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não. Bác sĩ xoa nhẹ phần cơ bậc thang, mát-xa phần cơ bả vai, dán miếng dán giúp phục hồi chức năng vận động, sau điều trị vài hôm cổ của Tiểu Bình sẽ trở lại bình thường.
 
Bé trai 6 tuổi bị nghẹo cổ vì chơi điện thoại quá lâu.

Nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ khi chơi các thiết bị công nghệ

Nghỉ hè là thời gian không có sự giám sát của thầy cô và nhà trường, trẻ con thì vui mừng vì có thể thỏa thích chơi những gì mình muốn, nhưng phụ huynh lại đau đầu trước tình trạng con mình cả ngày chỉ chằm chằm nhìn điện thoại để chơi game.
Dịp nghỉ hè vừa qua, tại Bệnh viện nhi tỉnh Vũ Hán (Trung Quốc), không hiếm những phụ huynh đưa con đến khám ở khoa chỉnh hình. Nguyên nhân của hiện tượng này là việc trẻ thường xuyên chăm chú chơi điện thoại, ngồi sai tư thế, gây thoái hóa đốt sống cổ sớm ở trẻ.

Ngày nay, đi đến những nơi công cộng như cửa hàng bách hóa, thư viện, nhà ga... đều dễ dàng bắt gặp cảnh tượng một nhóm những em nhỏ cúi gằm mặt, mắt không rời khỏi màn hình điện thoại, đắm chìm vào thế giới ảo.
 
Trẻ chơi điện thoại
Đi đâu cũng bắt gặp cảnh tượng một nhóm các bạn nhỏ đang say sưa chơi điện thoại.
 
Theo lời chia sẻ của các bậc phụ huynh, bình thường, những thiết bị điện tử như điện thoại, ipad đều bị cấm mang đến trường, nhưng hiện đang là kì nghỉ hè, bọn trẻ ở nhà rảnh rỗi, bố mẹ lại bận công việc, vì thế chúng tranh thủ cơ hội này để chơi điện thoại.
 
Trẻ chơi điện thoại
Bố mẹ khó quản lý con trong dịp nghỉ hè.
 
Thói quen này thực sự không tốt chút nào đối với sức khỏe. Trước đây, chỉ có người già mới mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Nhưng ngày nay, các thiết bị điện tử ngày càng phổ biến, kéo theo đó là căn bệnh này ngày càng trẻ hóa.
 
Một bác sĩ chia sẻ, ông đã từng khám cho một bạn nhỏ 15 tuổi đang học cấp 2, vì chơi điện tử trong thời gian dài dẫn đến biến dạng đốt sống cổ rất nghiêm trọng, chức năng đốt sống cổ bị suy thoái giống như người ở độ tuổi 60 vậy.
 
Thực tế, nghiện các thiết bị điện tử không chỉ ảnh hưởng đến đốt sống cổ của trẻ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thị giác của các bé. Tác hại của điện thoại đối với thị giác thậm chí còn đáng lo ngại hơn cả TV.

Ngoài ra, trước tuổi 18, độ khúc xạ của mắt không ổn định vì thế cần sử dụng các thiết bị điện tử một cách hợp lý. Thế nhưng, thật khó để kiểm soát trẻ con sử dụng các thiết bị điện tử này, bởi ngày nay, các thiết bị này ngày càng phát triển và phổ biến, nó cũng là phương tiện để giúp trẻ con làm quen thêm bạn mới, tìm hiểu thế giới xung quanh. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần đưa ra một “giới hạn” cho con khi sử dụng các thiết bị điện tử, nhất là vào dịp nghỉ hè.
 
Ánh sáng từ màn hình điện thoại rất có hại cho mắt
 
Phải làm gì nếu con bạn nghiện chơi điện thoại?

Theo lời bác sĩ, phương pháp tốt nhất là tạo ra nhiều hoạt động vui chơi ngoài trời cho con. Khi đi học, cứ 30 phút lại vận động nhẹ một chút, ví dụ như xoay cổ, xoay lưng, hai tay đan vào nhau để sau đầu, từ từ ngả đầu ra sau, làm như vậy 7-8 lần là được. Bố mẹ cũng nên cho con tắm nước nóng và chườm khăn qua cổ con, làm như vậy rất tốt cho cơ và đốt sống cổ.

Cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất, bố mẹ đừng để các thiết bị điện tử chi phối đời sống của con mình. Nói khác đi, bất cứ lúc nào các bậc phụ huynh cũng phải kiểm soát con chơi điện thoại, ipad, nếu không sẽ khó ngăn cản trẻ trước sức hấp dẫn của món đồ chơi công nghệ này.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.