Chưa có bằng chứng virus SARS-CoV-2 trên thực phẩm lây sang người

Sau sự việc chùm ca bệnh COVID-19 được phát hiện làm việc tại Công ty Thực phẩm Thanh Nga (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nhiều người dân bày tỏ lo lắng liệu virus SARS-CoV-2 có lây sang người qua thực phẩm?

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến khẳng định, hiện chưa có căn cứ khoa học nào khẳng định việc virus SARS-CoV-2 trên vỏ bao bì, nông sản, thực phẩm lây sang người. Theo đồng chí Thứ trưởng, khi Trung Quốc kiểm tra SARS-CoV-2 trên sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang nước này, Bộ NN&PTNT đã đề nghị phía bạn bỏ qua bước này để tạo thuận lợi hơn cho xuất khẩu.

Chưa có bằng chứng virus SARS-CoV-2 trên thực phẩm lây sang người-1
Ngõ 651 Minh Khai nơi có trụ sở Công ty Thực phẩm Thanh Nga bị phong toả

Dưới góc độ một chuyên gia về thực phẩm, PGS.TS Phan Thanh Tâm, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, bất kỳ loại thực phẩm sống nào mà có nhiễm virus, vi khuẩn nếu được gia nhiệt chín thì sẽ không ảnh hưởng gì. Bà Tâm thông tin, theo nghiên cứu, SARS-CoV-2 sẽ chết trong nhiệt độ 70 độ C, lưu ý là đối với chế biến thực phẩm, chỗ sâu nhất phải đạt 70 độ C chứ không phải trên bề mặt. Do vậy, chọn loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nấu chín kỹ thì không có gì phải lo lắng.

Cũng theo bà Tâm, Trung Quốc cũng đã phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bề mặt thực phẩm như cá hồi nhưng theo ngành Y tế, cho đến nay, chưa có một công bố nào khẳng định virus SARS-CoV-2 lây qua đường tiêu hóa. "Người dân không nên quá hoang mang, lo lắng khi xuất hiện những ca dương tính là người giao hàng thực phẩm. Cứ đảm bảo nấu chín, sản phẩm đảm bảo chất lượng, có truy xuất nguồn gốc thì yên tâm sử dụng", PGS.TS Phan Thanh Tâm chia sẻ.

Hiện tại, chưa có ca bệnh COVID-19 nào được xác định phương thức lây nhiễm là qua việc chạm vào thực phẩm, bao bì thực phẩm hoặc túi đựng hàng. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy virus gây ra COVID-19 lây sang người từ thực phẩm. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần xử lý an toàn và tiếp tục nấu thực phẩm theo nhiệt độ nấu khuyến nghị để ngăn chặn các bệnh lây qua thực phẩm.

Thường xuyên vệ sinh quầy bếp; khi lấy các đồ thực phẩm khỏi bao gói, hãy làm lạnh hoặc đông lạnh thịt, gia cầm, trứng, hải sản và các đồ dễ hỏng trong vòng 2 giờ kể từ khi mua hàng. Không rửa sản phẩm bằng xà phòng, thuốc tẩy, nước sát trùng tay khô, cồn, chất khử trùng hoặc bất kỳ hóa chất nào khác. Sử dụng các phương thức thực hành an toàn thực phẩm khi cầm nắm thực phẩm, trước, trong và sau khi chuẩn bị thực phẩm hoặc ăn uống.

Liên quan tới việc Hải quan Campuchia thu giữ 3 container thịt trâu đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ có chứa virus SARS-CoV-2, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, cách đây khoảng một năm, Trung Quốc cũng phát hiện thịt bò đông lạnh nhập khẩu từ một quốc gia ngoài nước này có chứa virus SARS-CoV-2.

Khi có thông tin trên, thời điểm đó, Bộ Y tế Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị kiểm soát nhập khẩu thịt đông lạnh nhập vào Việt Nam phải lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Ông Tiệp cho biết, Cục Thú y đã đi lấy mẫu các mặt hàng thịt đông lạnh để xét nghiệm thì chưa phát hiện mẫu nào có virus SARS-CoV-2.


Theo Công an nhân dân

Xem link gốc Ẩn link gốc https://cand.com.vn/y-te/chua-co-bang-chung-virus-sars-cov-2-tren-thuc-pham-lay-sang-nguoi-i622861/

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.