‘Chữa lành’ đường ruột bằng sữa chua và những điều bạn cần ghi nhớ

Sữa chua là một thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Khi cơ thể bị bệnh phải dùng kháng sinh, sữa chua sẽ hỗ trợ cho ‘bụng dạ’ yên ổn hơn. Thế nhưng dùng sữa chua vào thời điểm nào thì không phải ai cũng biết một cách chính xác.

Khi cơ thể bị bệnh cần phải uống kháng sinh, nhiều người đã phải đối phó với tình trạng hệ tiêu hóa “ọc ạch” do tác dụng phụ của loại thuốc này. Sự mất cân bằng ở đường ruột do quá trình uống kháng sinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Những biểu hiện cho thấy bạn bị rối loạn tiêu hóa do thuốc kháng sinh

Tiêu chảy: Đây là hiện tượng phổ biến. Thuốc kháng sinh có thể làm giảm đáng số lượng lợi khuẩn, khiến hệ tiêu hóa của bạn suy yếu.

Đầy hơi và co thắt: Đây là hiện tượng thường xảy ra nếu chúng ta buộc phải dùng kháng sinh kéo dài hoặc liên tục nhiều đợt. Đầy hơi và đau bụng do co thắt từ chứng viêm đại tràng.

‘Chữa lành’ đường ruột bằng sữa chua và những điều bạn cần ghi nhớ-1Đau bụng do rối loạn tiêu hóa là hiện tượng bạn có thể gặp khi uống thuốc kháng sinh.

Buồn nôn: Là một triệu chứng phổ biến khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, xuất hiện nhiều hơn ở người có bệnh về dạ dày.

“Chữa lành” đường ruột bằng sữa chua vào thời điểm nào?

Sữa chua là một trong những biện pháp “chữa lành” mà nhiều người thường áp dụng để đường ruột trở lại tình trạng bình thường.

‘Chữa lành’ đường ruột bằng sữa chua và những điều bạn cần ghi nhớ-2Sữa chua 'chữa lành' đường ruột đang suy yếu sau khi uống thuốc kháng sinh.

Vậy nhưng chúng ta cần uống sữa chua khi nào? Trong hay sau khi uống kháng sinh?

TS.BS Trương Hồng Sơn (Viện Y học ứng dụng VN) chia sẻ, trước tiên bạn nên biết là sữa chua có vai trò giống như men vi sinh khi vào cơ thể. Sữa chua (yaourt) là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh ở nhiệt độ 80 - 90oC. Sữa chua được lên men bởi các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột như probiotics (Lactobacillus bulgaricus, Streptocoocus thermophilus). Một số chủng vi khuẩn khác như Lactobacillus acidophilus và Bifido bacterium giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn có lợi hiện hữu sẵn trong ruột. Các thành phần có trong sữa chua giúp giảm thiểu những vi khuẩn có hại cho đường ruột. Ngoài ra, sữa chua còn tự sản sinh ra loại kháng sinh riêng làm chậm quá trình phát triển của các vi khuẩn có hại.

‘Chữa lành’ đường ruột bằng sữa chua và những điều bạn cần ghi nhớ-3Các thành phần có trong sữa chua giúp giảm thiểu những vi khuẩn có hại cho đường ruột.

Kháng sinh vào cơ thể con người sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh và tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi ở đường ruột. Chính vì vậy khi dùng kháng sinh cơ thể bị mất đi một lượng lớn vi khuẩn có lợi, khiến sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột bị mất đi. Sau đó, các loại vi khuẩn có hại có điều kiện thuận lợi để phát triển và sinh sôi nhiều hơn. Để giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột cần bổ sung men vi sinh hoặc sữa chua.

Lưu ý, khi chưa kết thúc liều kháng sinh thì không dùng sữa chua, bởi đó là lúc kháng sinh đang tiêu diệt vi khuẩn. Trong khi đó sữa chua lại cung cấp thêm lợi khuẩn cho đường ruột, cản trở quá trình diệt khuẩn. Cách bổ sung sữa chua chuẩn nhất là dùng ngay sau đợt uống kháng sinh.
 

Theo Tiền phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/chua-lanh-duong-ruot-bang-sua-chua-va-nhung-dieu-ban-can-ghi-nho-post1671207.tpo

Sữa chua


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.