Chuyên gia giải đáp 4 câu hỏi được quan tâm nhất về dịch Covid-19: Có nên đi test nhanh và việc mất dấu F0 nguy hiểm thế nào?

Theo các chuyên gia y tế, nếu mất dấu F0 nhưng mỗi người dân đều tự trang bị vật tư bảo hộ (khẩu trang) và kiến thức thì sự việc không hề đáng lo ngại. Ngoài ra, việc đi test nhanh Covid-19 sẽ chỉ cần thiết nếu như chúng ta đã có triệu chứng như ho, sốt,...

1. Tình trạng 80% ca mắc Covid-19 là nhẹ, không có dấu hiệu, 20% còn lại là có dấu hiệu mạnh, nặng. Thậm chí, nước ta có những người phát hiện dương tính nhưng đưa vào viện vẫn không có dấu hiệu bệnh, vậy người dân có nên đi xét nghiệm nhanh nhiều nhất có thể không, hay cần phải có 1 số triệu chứng nào mới cần xét nghiệm nhanh?

PGS.TS Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): Theo tôi thì không cần lo lắng thái quá khi chưa có triệu chứng và tiền sử dịch tễ liên quan đến bệnh nhân Covid-19 hoặc đến những nơi mà Bộ Y tế đã thông báo là có bệnh nhân đã đến đó. Xét nghiệm nhanh chỉ để sàng lọc mà kết quả cũng chỉ đảm bảo 80%. Chỉ đi xét nghiệm khi có yếu tố dịch tễ và các triệu chứng cúm để định hướng và sàng lọc..

2. Ưu điểm của phương pháp test nhanh Covid-19 là gì, vì sao có trường hợp âm tính giả hoặc dương tính giả?

PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai: Ưu điểm của phương pháp Test nhanh là tốc độ rất nhanh chỉ mất 2-3 phút, "vận hành" quá dễ và quá đơn giản, độ nhạy rất cao. Test nhanh đơn giản đến mức, người làm xét nghiệm không cần thiết phải được đào tạo chuyên biệt, chỉ cần điều dưỡng lấy máu tĩnh mạch, rồi cắm que thử theo đúng hướng dẫn ghi ngoài bao bì. Test nhanh không cần thiết bị gì đặc biệt.

Theo quan điểm của tôi, xét nghiệm Test nhanh có độ nhạy cao và độ đặc hiệu thấp, nó giúp nhanh chóng phát hiện những ca bệnh tiềm ẩn, nhưng cũng phải cẩn thận với những trường hợp dương tính giả và âm tính giả; đặc biệt dương tính giả SARS-CoV-2 với 4 virus corona gây cảm lạnh thông thường, hoặc dương tính giả với nhóm virus sốt xuất huyết, não mô cầu và Zika. Bởi vậy mà xét nghiệm Test nhanh là cần thiết nhưng chẩn đoán bắt buộc vẫn phải chờ vào rt-PCR.

Nguyên nhân gây âm tính giả:

- Cơ thể nhiễm virus chưa đủ thời gian tạo kháng thể.

- Hệ miễn dịch cơ thể quá yếu không tạo đủ kháng thể.

Nguyên nhân dương tính giả:

- Người nhiễm virus đã khỏi hẳn nên máu có kháng thể.

- Do phản ứng chéo kháng nguyên kháng thể của virus khác (như virus sốt xuất huyết xảy ra với 2 ca bệnh ở Singapore).

Chuyên gia giải đáp 4 câu hỏi được quan tâm nhất về dịch Covid-19: Có nên đi test nhanh và việc mất dấu F0 nguy hiểm thế nào?-1

PGS.TS. Đỗ Duy Cường - Ảnh: Viettimes

3. Việc mất dấu F0 có làm tăng nguy cơ lây nhiễm cộng đồng?

BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM: Hiện nay, ba nguồn lây đang không biết đang ở giai đoạn nào là quán bar Buddha (TP HCM), Công ty Trường Sinh và Bệnh viện Bạch Mai (trong đó có khoa Thần Kinh và khu căng tin – BV Bạch Mai). 

Trong đó, cần phải hiểu các nguồn lây đều có mối liên hệ qua lại với nhau, ví dụ như khoa Thần kinh với khu căng tin của Bệnh viện Bạch Mai, hay Công ty Trường Sinh với Bệnh viện Bạch Mai. Thế nhưng, không phải toàn bộ số lượng những nhân viên tại đó đều nhiễm bệnh vì khi làm xét nghiệm thì bước đầu đều cho ra kết quả âm tính. Điều này chứng minh được rằng, cán bộ cùng những nhân viên y tế đều đã có ý thức phòng bệnh từ trước, ví dụ như đeo khẩu trang đầy đủ và giữ khoảng cách khi tiếp xúc… Còn nếu lây từ môi trường thì không đơn giản số lượng ca lây nhiễm cho đến thời điểm này chỉ dừng lại ở con số như vậy.

Vậy nên, nếu F0 có sót đi nữa thì cũng là do tiếp xúc gần, chứ không có chuyện một người bị thì cả căng tin đó đều bị. Trừ trường hợp họ trò chuyện với nhau nhưng lại không có trang bị đầy đủ cả về kiến thức phòng chống lây nhiễm dịch bệnh lẫn vật tư bảo hộ y tế.

Chuyên gia giải đáp 4 câu hỏi được quan tâm nhất về dịch Covid-19: Có nên đi test nhanh và việc mất dấu F0 nguy hiểm thế nào?-2

BS Trương Hữu Khanh

4. Sau đỉnh dịch bao lâu thì chúng ta có thể tuyên bố hoàn toàn hết dịch? Liệu vào thời điểm của năm sau, dịch có tiếp tục bùng phát?

PGS.TS Huy Nga: Theo quy định là 28 ngày kể từ khi ngày không phát hiện ca nhiễm mới thì có thể công bố hết dịch. Tuy nhiên với đại dịch này thì còn phụ thuộc vào tình hình quốc tế. Nếu quốc tế còn dịch thì nguy cơ dịch xâm nhập vẫn còn.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/chuyen-gia-giai-dap-4-cau-hoi-duoc-quan-tam-nhat-ve-dich-covid-19-co-nen-di-test-nhanh-va-viec-mat-dau-f0-nguy-hiem-the-nao-220208417018550.htm

Covid-19

virus corona


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.