Chuyên gia Nhi khoa BV Bạch Mai: 4 vị trí "vàng" mẹ cần giữ ấm cho con trong ngày rét đậm

Theo PGS TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cơ thể trẻ có 4 vị trí "vàng" phải luôn đảm bảo được giữ ấm là: Bụng, Chân, Tay, Lưng.

Theo PGS TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cơ thể trẻ có 4 vị trí "vàng" phải luôn đảm bảo được giữ ấm là: Bụng, Chân, Tay, Lưng.

Trời rét đậm trẻ dễ mắc viêm đường hô hấp

Thời tiết lạnh, mưa ẩm là nguyên nhân khiến bé Nguyễn Hà Anh con chị Vũ Thị Bích – Nguyễn Công Hoan, Hà Nội thường xuyên bị ốm.

Chị Bích cho biết, bé nhà chị cứ ốm lai rai hết đợt này đến đợt khác dù dùng đủ loại kháng sinh, đi khám các nơi. Khi bé xuất hiện triệu chứng bị sốt, bỏ ăn, ngủ li bì, chị Bích lại vội vàng đưa con vào Bệnh viện Nhi trung ương khám. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm phế quản. Chị Bích cho con điều trị ngoại trú theo yêu cầu.

Chuyên gia Nhi khoa BV Bạch Mai: 4 vị trí vàng mẹ cần giữ ấm cho con trong ngày rét đậm-1

Không chỉ cháu bé, cháu lớn học lớp 2 nhà chị cũng bị sốt vi rút, ho và mệt mỏi, đau đầu. Chị Bích tâm sự, chị xin nghỉ cả tuần để ở nhà chăm con mà cả 2 bé đều không đỡ bệnh.

Những ngày gần đây, thời tiết Hà Nội giảm sâu, tại khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ ở phòng khám Nhi cho biết lượng bệnh nhi vào khám do các bệnh liên quan tới hô hấp tăng nhiều.

Trường hợp bé Nguyễn Vũ Nguyên, 2 tuổi, Đống Đa, Hà Nội bị viêm mũi họng, ho và từ ngày 10/1 chuyển sang sốt, bé không ăn uống được gì. Sau khi khám tai mũi họng, nghe phổi bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm hô hấp trên, may mắn là chưa chuyển thành viêm hô hấp dưới.

Con có thể bị ốm vì bố mẹ quấn quá kỹ

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, cứ qua mỗi đợt rét là lượng trẻ sơ sinh nhập viện lại tăng 30-40% so với ngày thường với các chứng bệnh viêm đường hô hấp phổ biến như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi.

PGS Dũng cho biết, nhiều trẻ bị ốm do bố mẹ quấn quá kỹ, mặc quá ấm khiến trẻ nóng đổ mồ hôi trộm mà không biết. Thậm chí có cháu viêm phổi, bố mẹ quả quyết cháu chỉ ở nhà không ra ngoài, mặc ấm kín đáo nhưng không hiểu sao bé vẫn mắc bệnh.

Theo bác sĩ Dũng, thân nhiệt của trẻ không như người lớn, lạnh quá hay nóng quá đều khiến trẻ dễ sinh bệnh. Vì sợ trẻ lạnh, cha mẹ thường mặc rất nhiều quần áo cho trẻ dẫn đến trẻ đổ mồ hôi và thấm ngược trở lại gây cảm lạnh.

Để mặc ấm phù hơp cho bé, bác sĩ Dũng cho biết cơ thể trẻ có 4 vị trí "vàng" phải luôn đảm bảo được giữ ấm là: Bụng, Chân, Tay, Lưng. Không nên để trẻ quá lạnh nếu chỉ bịt tai, mũi, miệng mà quên đi các bộ phận trên.

PGS Dũng cho rằng với trẻ nhỏ vẫn cần tắm rửa hàng ngày và nên được tắm trong môi trường kín đáo, tắm nhanh, đảm bảo đủ ấm cho trẻ khi tắm xong để tránh cảm lạnh.

Chuyên gia Nhi khoa BV Bạch Mai: 4 vị trí vàng mẹ cần giữ ấm cho con trong ngày rét đậm-2

Không nên giữ ấm quá cho trẻ dễ dẫn đến cảm ngược

Khi trẻ bị viêm hô hấp trên, cần có các biện pháp như:

- Làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng cách dùng khăn mềm, khô (tốt nhất dùng khăn giấy mềm) để không gây kích thích nhiều ở mũi dẫn đến đau mũi, đỏ mũi do lau quá nhiều lần

- Dùng nước muối 9% nhỏ vào từng bên mũi cho trẻ để làm loãng dịch mũi, sau đó loại bỏ dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi, dùng tăm bông sạch, khô ngoáy mũi lại.

- Làm thông mũi cho trẻ trước khi ăn hoặc bú nếu dịch nhiều, quánh, dính để tránh nôn.

Phòng bệnh: Hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, tránh các yếu tố có hại cho đường hô hấp như: bụi, hơi nóng, khí nóng, khí độc…

Giữ vệ sinh và bảo quản sữa mẹ tránh nhiễm khuẩn; Tránh cho trẻ nằm phòng điều hòa quá lạnh, tránh cho trẻ sinh hoạt ngoài trời lâu đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa; Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi đi đường, giữ ấm cổ khi ngủ vào mùa đông là những biện pháp tuy đơn giản nhưng lại giúp phòng bệnh rất hiệu quả.

Theo Trí thức trẻ


viêm phế quản

Trẻ sơ sinh

rét đậm

viêm đường hô hấp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.