- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyên gia Vũ Thế Thành: Một tháng ăn thịt nướng một lần không sao cả
"Chẳng dại gì vì sợ khối u mà chia tay thịt nướng, nhưng phải biết cách né."
Thịt heo, nai, bò, cừu, gà, ngỗng, vịt,… hễ nướng lên là từ hương tới vị 'bắt mồi' không chịu được. Lại phải nướng cháy cháy ăn mới đã. Thịt nạc mà nướng thì nhai xơ xác như bã trầu, phải ướp hoặc rưới thêm chút dầu sốt, khi nướng khói bay mịt mù, cay mắt sướng mũi. Tây gọi chung món thịt nướng là barbecue. Bài này nói về thịt nướng dưới cái nhìn uể oải: an toàn thực phẩm.
Chỉ có ngon hơn nữa mà thôi
Thật ra chữ 'barbecue' dùng để chỉ loại thịt nướng không tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa, và thường dùng củi để nướng. Khói từ củi sẽ tạo ra hương vị và làm chín thịt từ từ. Có thể nói, barbecue gần giống như kiểu thịt xông khói, nhưng nhiệt độ nướng cao hơn nhiều và nướng rồi là ăn nóng ngay, chứ không ăn nguội như thịt xông khói.
Cách nướng thông dụng là để thịt tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa (grill) như thường thấy ở các quán cơm sườn trong nước; nướng bằng than, củi, hoặc gas với thịt để trên vỉ, mỡ nhỏ xèo xèo, khói bay mù mịt. Nướng kiểu này dĩ nhiên đáp ứng… 'mồi' nhanh hơn, đánh nhanh rút gọn, còn theo kiểu barbecue thì đành phải nhậu lai rai cả ngày.
'Barbecue' dùng để chỉ loại thịt nướng không tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa, và thường dùng củi để nướng (Ảnh minh hoạ)
Từ 'barbecue' hiện nay trở nên quá thông dụng, hễ thịt nướng, bất kể nướng kiểu gì cũng gọi là chung là barbecue cho tiện. Ngay cả đất nước đẻ ra tiếng Ăng Lê cũng hiểu barbecue theo nghĩa này.
Còn một kiểu nướng nữa đầy tính sáng tạo chỉ có ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là cá lóc quấn rơm nướng chổng ngược. Món này, hương vị tự nhiên thứ thiệt, mà hương đồng cỏ nội cũng thứ thiệt luôn, đưa cay lịm cả người.
Thịt nướng đúng là nướng kiểu gì cũng ngon, chỉ có ngon hơn nữa mà thôi.
Đôi lời uể oải…
Khi nướng ở nhiệt độ cao, acid amin và chất creatine có trong thịt phản ứng tạo ra nhóm amin vòng phức (HCAs – Heterocyclic amines). Giới khoa học đã nhận diện được 17 chất HCA có khả năng gây ung thư. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã phát hiện ra mối liên quan giữa việc ăn nhiều thịt nướng và ung thư dạ dày, ruột già và tụy tạng.
Một nhóm độc tố khác cũng phát sinh trong khói lửa khi nướng thịt, đó là nhóm hydrocarbon phương hương đa vòng (PAHs – Polycyclic Aromatic Hydrocarbons). Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã điểm mặt 7 chất PAH có thể gây ung thư, đột biến gen, sinh quái thai,… mà chất đầu tiên bị tóm cổ là benzopyrene được tìm thấy trong khói thuốc lá.
Những người ăn thịt nướng (hay chiên) kỹ hoặc hơi kỹ (well-done or medium-well) có rủi ro bị ung thư dạ dày cao hơn so với người ăn tái hoặc hơi tái (rare or medium-rare). Không chỉ thịt nướng, mà cá, tôm, nghêu sò ốc hến chiên hoặc nướng đều có rủi ro ung thư cao hơn. Nhưng thịt đỏ bị chiếu cố kỹ hơn.
Cũng cần lưu ý, rủi ro cao hơn nghĩa là ăn hay không ăn thịt nướng đều có thể bị ung thư, nhưng nếu ăn, thì rủi ro cao hơn là không ăn.
Các nghiên cứu về độc tố của PAHs và HCAs liên quan tới thịt nướng còn nhiều lắm, càng đọc càng oải. Chỉ có một chút tin vui, tóm lược như sau: Các nhà nghiên cứu thấy rằng, dầu olive, nước cốt chanh, và nước ướp thịt có tỏi có thể làm giảm mức HCA tới 90% ở thịt gà. Ướp thịt bò với bia hoặc rượu vang trong 6 tiếng cũng làm giảm tới 90% hai loại HCA. Có tới cả chục loại HCA, đó là chưa kể nhóm PAHs thì tin vui này thuộc loại 'có còn hơn không, chẳng bõ bèn gì!
Xin nói chuyện thực tế hơn…
Chẳng dại gì vì sợ khối u mà chia tay thịt nướng, nhưng phải biết cách né. Xin tóm gọn lời khuyên của các chuyên gia an toàn về barbecue. Chỉ là tóm gọn thôi, vì mấy ngài chuyên gia này thường soi mói lắm tình tiết, đôi khi quá đáng. Chúng chỉ thuần là lý thuyết và kết hợp với trí tưởng tượng rối phán bảo, chứ không có bằng chứng khoa học. Chẳng hạn, nên nấu chín sơ thịt (có thể dùng lò vi ba) rồi đem nướng. Thịt đông lạnh nên rã đông 'quá tay' một chút trong lò vi ba, thái nhỏ và đem nướng ngay. Ăn uống kiểu đó còn gì là… barbecue.
Những lời khuyên dưới đây, xem ra thực tế hơn:
- Dùng thịt nạc ít mỡ. Chất béo trong khói lửa khiêu khích đáng kể việc hình thành nhóm độc tố PAHs.
- Nên thái thịt nhỏ một chút. Miếng thịt to, phải nướng lâu, lại khiêu khích hình thành nhóm HCAs và PAHs.
- Khi nướng nên trở thịt thường xuyên, đừng để thịt cháy quá. Lỡ thịt xém cháy, thì cắt lớp cháy đen đó bỏ đi. Không nên suýt xoa tiếc của.
- Nên ướp thịt với chanh, tỏi, đường, mật ong. Đường làm thịt vàng nâu nhanh khi nướng, 'tưởng' thịt đã chín lấy ra ăn luôn, đỡ phải nướng lâu.
- Thịt ướp phải bọc plastic và trữ trong ngăn mát tủ lạnh cho đến khi đem nướng. Vì thời gian 'chờ đợi' tới khi được nướng có khi hơi lâu, nên nhiễm chéo có thể xảy ra. Vì vậy, khi nướng, nên để riêng thịt đã nướng và chưa nướng.
Triết lý miễn cưỡng
Sau cùng, lời khuyên giá trị nhất là ăn ít thịt nướng lại. Một tháng ăn thịt nướng một lần, và ăn cho ngon, chẳng chết chóc gì ai cả. Các nghiên cứu rủi ro ung thư thịt nướng đều dựa trên 'khai báo' của nhóm người ăn thường xuyên.
Đành triết lý lẩm cẩm rằng: "Chỉ những người biết chờ đợi mới tận hưởng được niềm vui". Một tháng ăn thịt nướng một lần, một năm 12 tháng, đâu phải là thời gian quá dài so với đời người, phải thế không?
Theo Trí thức trẻ
-
Sức khỏe48 phút trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe4 giờ trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe20 giờ trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBộ não là trung tâm điều khiển của cơ thể, vì vậy việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ là vô cùng cần thiết.
-
Sức khỏe1 ngày trướcừ xa xưa, loại quả này đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông như một vị thuốc quý giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Không khí lạnh tràn về, cơ thể con người dễ bị cái lạnh tấn công, khả năng miễn dịch bị giảm sút thì loại quả này càng hữu dụng hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChuối là loại trái cây phổ biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, ăn chuối chín vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe2 ngày trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe2 ngày trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.