- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cố bắt con xì mũi, bé có thể gặp nguy hiểm
Thứ sáu, 19/02/2016 14:46
Không ít phụ huynh động viên con lấy "hết sức bình sinh" để xì mũi từng bên, thậm chí hai bên, hoặc bố mẹ sử dụng bơm rửa mũi không đúng cách… là cách làm khiến không ít trẻ bị bệnh về tai.
Không
ít phụ huynh động viên con lấy "hết sức bình sinh" để xì mũi từng bên,
thậm chí hai bên, hoặc bố mẹ sử dụng bơm rửa mũi không đúng cách… là
cách làm khiến không ít trẻ bị bệnh về tai (viêm tai giữa, viêm xoang,
thậm chí điếc) oan uổng.
Mắc bệnh vì xì mũi không đúng cách
Bé Nguyễn Hồng Khanh (4 tuổi, ở Hà Nội) vẫn chưa tự biết cách để xì mũi. Mỗi lần sụt sịt, ngạt mũi hay sổ mũi, bé đều cần sự giúp đỡ của người lớn bằng cách bịt một bên cánh mũi. Lần nào cũng vậy, nghe lệnh mẹ hô “Một, hai, ba, xì” là bé thực hiện ngay.
Thời gian gần đây, khi thời tiết thay đổi liên tục, hết rét hại, lại nóng bức rồi trở trời sang rét đậm, Hồng Khanh liên tục sổ mũi, viêm mũi họng. Theo thói quen, mẹ bé động viên con lấy “hết sức bình sinh" để xì mũi từng bên. Ngay lúc đó, mẹ bé bịt ngay hai cánh mũi lại mục đích là vuốt mũi, lau sạch dịch bẩn đọng ở cánh mũi cho bé. Đến tối, bé lên cơn sốt và đau tai. Sáng hôm sau mẹ đưa bé đến khám, soi tai thấy màng nhĩ đỏ phồng, bác sĩ kết luận, Hồng Khanh bị bệnh viêm tai giữa.
|
Trẻ có thể mắc bệnh nếu không biết cách xì mũi. Ảnh minh họa |
Theo ThS.BS Phan Kiều Diễm (nguyên bác sĩ Bệnh viện 198), viêm tai giữa có 99% xuất phát điểm từ viêm mũi họng. Dù không quá nhiều trường hợp bị viêm tai giữa, viêm xoang do thói quen xì mũi không đúng cách như bé Khanh, nhưng không phải không có. Đó là bởi, khi bé xì mũi, áp lực, áp suất mạnh quá nên dẫn đến tình trạng dịch ứ trong mũi đẩy ngược lên tai. Với trẻ em, ống dẫn từ mũi họng lên tai ngắn (khoảng 0,5cm), lại nằm ngang, thẳng nên rất dễ đẩy dịch ngược. Cũng không ít người lớn do xì mũi nhiều lần, dùng lực mạnh nên dù đường dẫn này nằm chếch khoảng 45 độ, dài 4,5 cm nhưng vẫn bị dịch đẩy ngược lên tai, gây tắc ống dẫn, ù tai khó chịu.
Một trường hợp khác là bé Quỳnh Thư (5 tuổi, ở Hà Nội). Vì bị viêm mũi dị ứng từ bé nên em rất quen với việc được người lớn bơm rửa, hút mũi. Vì bị viêm tai giữa, ù tai, bé đã từng phải đặt ống, bác sĩ khuyên không tiếp tục tự bơm rửa ở nhà nhưng cách đây mấy hôm, bé đã được bố mẹ tức tốc bế đến gặp bác sĩ vì cứ bơm rửa mũi là nước tự chảy từ tai.
Giải thích cụ thể, ThS.BS Phan Kiều Diễm cho hay, bản chất trong cấu tạo mũi - họng của con người có một ống dẫn từ mũi lên tai, nằm trên vòm mũi họng. Ống này là xoang ảo, chỉ mở ra khi con người ngáp hoặc nuốt, giúp cân bằng áp suất giữa bên trong – ngoài màng nhĩ. Cứ 3-5 phút, chúng ta đều phải nuốt một lần. Khi đó, ống này sẽ tự động mở ra, cân bằng áp suất, tai không bị khó nghe hay bị ù ù khó chịu. Còn màng nhĩ là màng ngăn giữa tai ngoài và tai giữa. Thường màng nhĩ luôn thông, nếu vì bất kể một nguyên nhân nào đó (như viêm mũi, tắc đường thông từ mũi họng lên tai, viêm nhiễm từ mũi họng lên tai giữa…) thì đường thông đó không được thông thoáng nên tai ù.
“Không ít người dù được bác sĩ khuyến cáo là không được tự ý bơm rửa mũi nhưng vẫn làm. Khi bơm rửa cho trẻ, bản thân chúng ta không thể biết được trẻ có nuốt nước hay không. Nguyên tắc khi đang bơm rửa là không được nuốt, phải bơm rửa ở mức độ vừa phải, không để sặc. Sặc là một phản xạ tự nhiên của cơ thể. Khi sặc, tức khắc trẻ sẽ phải nuốt hoặc ho, những thời điểm này, nước sẽ tràn lên tai ngay”, ThS.BS Phan Kiều Diễm phân tích.
Không được xì mũi khi mũi ngạt tắc
Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, trong mũi luôn tiết ra dịch. Chất nhày từ các xoang chảy tới mũi cũng chứa dịch. Khi bị kích thích bởi một số yếu tố (lạnh - ẩm, hơi khí, bụi...), mũi và xoang sẽ tiết ra nhiều dịch hơn và dịch này cũng đặc hơn, gây ứ đọng trong mũi. Nếu người lớn hoặc trẻ nhỏ hít mạnh vào, các chất này sẽ từ mũi đi xuống họng hoặc đi ngược vào xoang, gây viêm xoang.
Để rửa mũi đúng cách, BS Nguyễn Tuyết Mai (Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương) tư vấn, phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ cho bé từng giọt để loãng dần, sau đó dùng dụng cụ hút ra. Ngoài ra, có thể dùng nước muối biển dạng xịt. Mức độ xịt vừa đủ để sau khi xịt có thể bịt từng bên một để hút. Khi xịt nước muối vào mũi, không nên xì mạnh vì nước muối có thể sẽ theo vòi nhĩ vào tai, gây viêm tai giữa.
Tư vấn của BS Kiều Diễm cho thấy, với những em bé biết xì mũi, bố mẹ nên hướng dẫn con bịt một bên một để xì. Không nên lấy hết sức để xì ra vì khi xì mũi, áp lực khí trong vòm mũi họng tăng rất cao, chất dịch bẩn, khí có thể sẽ bị “tống ào” ngược dòng lên tai. Điều này có thể gây biến chứng như: Viêm tai giữa cấp, tắc vòi nhĩ, viêm tai màng nhĩ đóng kín. Không được xì mũi khi mũi ngạt tắc, khi xì mũi chỉ được bịt một bên, còn bên kia thoáng. Nếu cần thiết, phụ huynh nên đưa con tới bác sĩ chuyên khoa khám và hút mũi cho bé, không nên để dịch ứ đọng trong mũi lâu, gây tắc mũi dẫn đến nhiều biến chứng khác... Nếu trẻ bịt cả 2 lỗ mũi để xì, các chất ứ đọng cũng đi ngược vào trong xoang hay xuống họng, gây viêm họng, viêm khí phế quản.
Còn những bé quá nhỏ (dưới 3 tuổi), cần có sự hỗ trợ của mẹ nên nhỏ mũi một chút để ẩm, loãng, hỗ trợ việc hút dịch ra. Nguyên tắc của việc nhỏ mũi là bố mẹ đặt đầu bé thẳng xuống, sao cho hai lỗ mũi nhìn lên trần nhà. Khi đó, toàn bộ hệ thống nước được lót, tráng toàn bộ niêm mạc mũi vào vòm, chảy xuống họng. Nếu nhỏ ở các tư thế khác, tác dụng không nhiều. Với người lớn, trước khi xì mũi nên kiểm tra mũi thông thoáng hay không. Nếu chưa thông thì nên lau từ bên ngoài (tuyệt đối không nên xì mũi ngay lúc này), nhỏ nước muối sinh lý 0,09%, xịt ẩm mũi. Tiện hơn hết là dùng hai ngón tay xoa lên thân mũi, dọc giữa mũi vài ba phút, mũi thông thoáng ngay.
Theo GĐ&XH
Gửi bình luận
-
Sức khỏe1 giờ trướcNhững loại hoa quả dưới đây có thể làm chậm quá trình lão hóa, giúp da đàn hồi và căng bóng, đồng thời có tác dụng hỗ trợ giảm cân.
-
Sức khỏe3 giờ trướcBS Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bé gái xuất huyết ruột do ký sinh trùng.
-
Sức khỏe3 giờ trước5 thức uống gây viêm khiến chị em già nhanh trong âm thầm: Cà phê có nhiều đường, sữa, sữa yến mạch có hương vị, đồ uống có đường, sinh tố, soda.
-
Sức khỏe3 giờ trướcNhững món ăn tốt cho tử cung và có tác dụng điều hòa kinh nguyệt hóa ra không hề khó kiếm, nó được bán đầy các chợ với giá thành khá rẻ. Bạn đã biết đó là những thực phẩm nào chưa?
-
Sức khỏe4 giờ trướcVàng da, đau bụng hoặc lưng, nước tiểu sẫm màu, thường xuyên cảm thấy buồn nôn có thể là những triệu chứng cảnh báo ung thư tuyến tụy nhưng thường bị phớt lờ.
-
Sức khỏe4 giờ trướcCó những loại thịt thực sự lành mạnh, chúng thậm chí còn cung cấp collagen rất tốt cho xương khớp và làn da của phụ nữ.
-
Sức khỏe17 giờ trướcDù đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng những người có thể chất hư hàn, người hay bị tiêu chảy, phụ nữ đến thời kỳ kinh nguyệt, người mắc bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn nhiều thanh long ruột đỏ để tránh gặp những tác động xấu đến sức khỏe.
-
Sức khỏe19 giờ trướcBệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một người phụ nữ 32 tuổi có khối chửa ngoài tử cung ở đại tràng ngang.
-
Sức khỏe20 giờ trướcĐây là loại nhựa chứa nhiều độc tính, khi gặp nhiệt độ cao sẽ ngấm vào nước uống gây hại cho sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ ung thư.
-
Sức khỏe21 giờ trướcUng thư máu là một căn bệnh nguy hiểm và rất phổ biến. Việc nắm rõ những dấu hiệu ung thư máu để kịp thời thăm khám, chữa trị sẽ giúp tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe22 giờ trướcÔng Alexander Gintsburg, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya của Nga, cho biết vaccine xịt mũi đã chứng minh hiệu quả đối với tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2.
-
Sức khỏe1 ngày trướcƯớc tính, Việt Nam có khoảng 3,6 triệu người mắc phải bệnh lý thầm lặng, gây suy giảm chất lượng cuộc sống và tàn phế.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước lọc rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu cho thêm 5 loại thực phẩm này vào nước lọc để uống có thể giúp tăng cường sức khỏe, thúc đẩy quá trình giải độc, giảm cân, càng uống càng trẻ.