- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô bé 14 tuổi phát hiện mình mắc bệnh tiểu đường nhờ một dấu hiệu lạ ở quanh vùng cổ
Không hề biết rằng mình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng thật may nhờ chú ý đến dấu hiệu lạ ở vùng cổ nên Pantera đã phát hiện ra căn bệnh này từ sớm.
Không hề biết rằng mình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng thật may nhờ chú ý đến dấu hiệu lạ ở vùng cổ nên Pantera đã phát hiện ra căn bệnh này từ sớm.
Pantera (14 tuổi) bắt đầu nhận thức được một số sự thay đổi bất thường về sức khỏe của mình. Theo đó, cô bé này luôn cảm thấy khát nước, kèm theo hiện tượng đau đầu và tâm trạng cũng thay đổi thất thường. Đặc biệt, vùng da quanh cổ của Pantera cũng dần chuyển sang màu sẫm hơn, nhìn vào giống như một vòng sẫm màu quanh cổ.
Pantera (14 tuổi).
Ban đầu, mẹ của Pantera chỉ nghĩ là do cô vệ sinh cơ thể chưa kỹ. Nhưng một thời gian sau vẫn không thấy vòng sẫm màu này mờ đi nên mẹ của Pantera quyết định đưa cô đi khám. Tại bệnh viện, Pantera được các bác sĩ chẩn đoán đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo Alyne Ricker, bác sĩ nội tiết nhi khoa tại Trung tâm Tiểu đường Joslin ở Boston, Massachusetts (Hoa Kỳ) cho biết, những vòng tối màu xung quanh cổ xuất hiện là do cơ thể tiết ra quá nhiều insulin (thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đườngtuýp 2), từ đó dẫn đến các sắc tố phụ tăng lên khiến da bị phản ứng lại bằng các nếp gấp có màu sẫm.
Từ NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia ở Anh - National Health Service), các bác sĩ ở đây cho rằng, nếu bạn nhìn thấy những vòng sẫm màu này ở quanh vùng cổ (được gọi là acanthosis nigricans) thì đồng nghĩa là cơ chế sản xuất insulin trong cơ thể bạn đang hoạt động không tốt.
Chính vì vậy, ngay khi thấy vùng cổ của mình xuất hiện dấu hiệu này thì hãy chủ động đi khám để được chữa trị bệnh kịp thời.
Vòng sẫm màu ở quanh cổ còn được gọi là "acanthosis nigricans".
Các chuyên gia sức khỏe từ nhiều nơi cũng cho biết thêm, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở đối tượng thanh thiếu niên. Bệnh tiến triển rất nhanh và khó điều trị nếu không được phát hiện từ sớm.
Do đó, mẹ của Pantera và cô hy vọng rằng, qua câu chuyện này của họ, mọi người sẽ biết chú ý hơn đến các dấu hiệu bất thường xung quanh cơ thể của mình và nên duy trì lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ.
"Tôi muốn các vị phụ huynh khác biết rằng, bệnh tiểu đường có thể xảy ra với con của họ kể cả khi trong gia đình không có thành viên nào mắc phải căn bệnh này. Và có thể bạn nghĩ những món đồ ăn nhanh mà con bạn thường ăn hàng ngày như gà rán, khoai tây chiên... sẽ chẳng gây ảnh hưởng gì.
Nhưng trên thực tế, nó lại là nguyên nhân gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh tiểu đường và béo phì. Vì vậy, mọi người cần theo dõi sát sao đến các món ăn mà con bạn ăn vào mỗi ngày để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ sớm" - mẹ của Pantera chia sẻ.
Ảnh minh họa.
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là Bệnh đái tháo đường) phát triển do tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Trong khi đó, insulin là loại hormone giúp cơ thể chúng ta thu nạp đường từ các loại thức ăn. Tuy nhiên, khi cơ thể không có đủ insulin thì quá trình chuyển hóa đường cũng hoạt động kém hơn.
Bệnh tiểu đường có 2 loại là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Ở tuýp 1 thì bệnh mới chỉ phát triển ở giai đoạn nhẹ, nhưng khi nó chuyển biến sang tuýp 2 thì cũng là lúc cơ thể bạn có nguy cơ thừa cân, béo phì rất cao.
*Một số triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường mà bạn cần nắm rõ:
- Thường xuyên cảm thấy đói, khát.
- Đi vệ sinh liên tục.
- Giảm cân nhanh mà không rõ nguyên nhân.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, mờ mắt, đau đầu.
- Xuất hiện vòng sẫm màu quanh vùng cổ (giống trường hợp của Pantera).
- Tê ngứa chân tay thường xuyên.
Theo Trí thức trẻ
- Sức khỏe8 phút trướcCác y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vừa phẫu thuật, cấp cứu thành công một bé trai hơn 4 tuổi bị chó nhà cắn gây tổn thương nặng vùng đầu, có vỡ nát xương thái dương, xương chẩm trái.
- Sức khỏe59 phút trướcBé gái mới 8 tuổi ở Đà Lạt đã mắc căn bệnh sa niêm mạc niệu đạo có thể gây hoại tử, nhiễm trùng cũng như sang chấn tâm lý cho bệnh nhi.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 giờ trướcDự kiến ngày 8/3, những liều vaccine phòng Covid-19 đầu tiên sẽ được tiêm cho người dân Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe3 giờ trướcTheo Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trường hợp BN1823 đang chạy ECMO ở BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2, hiện là ngày thứ 20, vẫn trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân được xét nghiệm SARS-CoV-2 12 lần và nhiều lần âm tính rồi lại dương tính.
- Sức khỏe4 giờ trướcKhi nhiễm virus HIV, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng cụ thể, khiến việc phát hiện khó khăn, thậm chí nhầm lẫn sang các tình trạng sức khỏe khác.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe5 giờ trước2 điều dưỡng Bệnh viện Giao thông Vận tải đã có kết quả xét nghiệm 4 lần âm tính với SARS-CoV-2, người còn lại hiện vẫn dương tính.
- Sức khỏe8 giờ trướcNếu cơ thể có những biểu hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng thì khả năng cao là bệnh tật đã tìm đến cửa nhà bạn.
- Sức khỏe21 giờ trướcBản tin 18h ngày 4/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 6 ca mắc mới COVID-19 đều ghi nhận ở Hải Dương
- Sức khỏe1 ngày trướcMới đây có 4 người trong cùng gia đình ở Sơn La đã bị ngộ độc sau khi ăn khoảng 10 cây nấm trắng. Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả (mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc) đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc.