Cô gái 20 năm gặp tình trạng cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt và khuyến cáo không thể bỏ qua của bác sĩ

Chị Liễu (30 tuổi), trong suốt 20 năm chu kỳ kinh nguyệt, chị Liễu chỉ sử dụng 1 miếng băng vệ sinh/ngày.

Chị Liễu (30 tuổi), trong suốt 20 năm chu kỳ kinh nguyệt, chị Liễu chỉ sử dụng 1 miếng băng vệ sinh/ngày.

Chị Liễu (30 tuổi) cho biết, trong suốt 20 năm chu kỳ kinh nguyệt, chị chỉ sử dụng 1 miếng băng vệ sinh/ngày. Bởi mỗi khi chị Liễu đến chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh của chị Liễu sẽ xuất hiện tình trạng là cục máu đông. Chị luôn nghĩ đây là tình trạng bình thường, cho đến khi cảm thấy vùng eo đau nhức thì chị mới đến khám tại bệnh viện.

 

Bác sĩ Đông y Bành Văn Nha, công tác tại bệnh viện Taipei Medical University Hospital, cho biết: Tôi chưa bao giờ gặp trường hợp nào nghiêm trọng như chị Liễu, trong suốt 20 năm, chu kỳ kinh nguyệt của chị Liễu diễn ra không bình thường. Mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, chị Liễu chỉ sử dụng một miếng băng vệ sinh và dùng cả ngày, máu kinh nguyệt của chị ấy là những cục máu đông chứ không phải ở dạng lỏng.

Bác sĩ Bành Văn Nha giải thích: Khí huyết ở vùng eo bị cản trở, không lưu thông. Đó là nguyên nhân khiến chị Liễu gặp tình trạng cục máu đông xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt suốt 20 năm như vậy. Triệu chứng đau bụng kinh hầu hết có biểu hiện là đau nhức ở vùng eo. Sau khi chị Liễu tiến hành điều trị kết hợp sử dụng các loại thảo dược cải thiện quá trình lưu thông máu như: hồng hoa, đào nhân, đương quy, xuyên khung, triệu chứng đau nhức vùng eo của chị Liễu đã thuyên giảm, tình trạng cục máu đông đã cải thiện. 

 

Bác sĩ Bành Văn Nha cũng đưa ra lời khuyên, những chị em phụ nữ dù gặp tình trạng cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt hay không đều cần lưu ý nên tránh ăn đồ lạnh, có tính hàn như dưa hấu, đậu xanh.

Ăn đồ lạnh và cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt liệu có liên quan đến nhau không?

Bác sĩ Bành Văn Nha giải đáp: Hoàn toàn không liên quan. Những người có thể trạng kinh nguyệt là cục máu đông, cho dù ăn đồ lạnh hay không đều không ảnh hưởng đến những cục máu đông. 

Điều này tương tự với những người không xảy ra tình trạng cục máu đông, cho dù họ ăn đồ lạnh cũng không thể nào hình thành tình trạng cục máu đông. Tuy nhiên, chị em phụ nữ được khuyên không ăn đồ lạnh vào chu kỳ kinh nguyệt là bởi ăn đồ lạnh sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể.

Vì sao kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông?

Kinh nguyệt có nhiều cục máu đông là do lượng máu kinh quá nhiều khiến các men đặc biệt giúp ngăn ngừa tình trạng đông máu hoạt động không hiệu quả. Một phần máu sẽ bị đông lại trong âm đạo trước khi bị thải ra ngoài, tạo thành các cục máu bạn nhìn thấy trên băng vệ sinh.

Thông thường, vào giữa chu kỳ (nếu chu kỳ kinh nguyệt khoảng 28 ngày thì giữa chu kỳ là ngày 13, 14 kể từ ngày hành kinh cuối cùng), lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên để sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh. Nếu hiện tượng thụ tinh không xảy ra, lớp nội mạc này sẽ bong tróc cùng với máu, gây ra hiện tượng chảy máu kinh.

Thông thường, một số chị em phụ nữ sẽ nhìn thấy nhiều cục máu lẫn trong máu kinh với kích thước từ 0,5mm đến 3-4cm. Đây là biểu hiện bình thường nhưng cũng cần theo dõi bởi nó cũng có thể là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề, bao gồm:

- Thiếu máu thiếu sắt

- Thiếu các hoạt chất sinh học và khoáng chất

- Biến chứng của các thủ thuật trong tử cung

- Do bệnh lạc nội mạc tử cung

- Do bệnh u xơ tử cung-

- Các bệnh lý ảnh hưởng đến nội mạc tử cung

- Những bất thường trong sự phát triển của tử cung

Theo Helino


Bệnh phụ nữ

kinh nguyệt

máu đông


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.