Cô gái tử vong sau khi ăn bánh trên chuyến bay: Lời cảnh tỉnh cho bất cứ ai có cơ địa dị ứng với loại hạt này

Phía gia đình của cô bé hiện vẫn đang yêu cầu câu trả lời điều tra rõ nguyên nhân gây ra cái chết của con mình từ phía các nhà điều tra.

Phía gia đình của cô bé hiện vẫn đang yêu cầu câu trả lời điều tra rõ nguyên nhân gây ra cái chết của con mình từ phía các nhà điều tra.

Con gái triệu phú tử vong sau khi ăn bánh mì trên máy bay được cho là do dị ứng hạt mè có trong bánh

Natasha Ednan-Laperouse đang trên một chuyến bay của British Airways đến Nice ở Pháp thì bất ngờ chết gục ngay trước mặt gia đình cô. Cô bé mới chỉ 15 tuổi bị tử vong với nguyên nhân được cho là do dị ứng hạt mè có trong bánh mì mua từ cửa hàng ở Nhà ga của sân bay Heathrow.

 

Cô gái tử vong sau khi ăn bánh trên chuyến bay: Lời cảnh tỉnh cho bất cứ ai có cơ địa dị ứng với loại hạt này-1

Cô bé mới chỉ 15 tuổi bị tử vong với nguyên nhân được xác định là do dị ứng hạt mè có trong bánh mì mua từ cửa hàng ở Nhà ga 5 của sân bay Heathrow.

Gia đình của cô bé, người quản lý hãng bánh và người chứng nhận sản phẩm an toàn sẽ đưa ra toàn bộ các bằng chứng tại cuộc thẩm tra. Chia sẻ với The Observer, cha của Natasha – ông Nadim, người sáng lập ra Wow Toys cho biết: "Đó là một trận chiến hàng ngày và nỗi đau là không thể diễn tả. Tất cả những gì chúng tôi muốn nói là con gái không còn sống cùng chúng tôi nữa, phòng ngủ của nó trống rỗng, đồng phục trường học treo trong tủ quần áo, túi đồ đi nghỉ ở Nice chưa bao giờ được mở ra. Chúng tôi không thể chịu đựng được nỗi đau này".

Bố mẹ của cô bé cũng cho biết: "Là một gia đình 4 người, chúng tôi có mối quan hệ rất gần gũi với nhau, ngôi nhà luôn tràn đầy tiếng cười nói, tiếng trêu đùa, chọc ghẹo của bố mẹ cùng bọn trẻ".

 

Cô gái tử vong sau khi ăn bánh trên chuyến bay: Lời cảnh tỉnh cho bất cứ ai có cơ địa dị ứng với loại hạt này-2

Gia đình của cô bé, người quản lý hãng bánh và người chứng nhận sản phẩm an toàn sẽ đưa ra toàn bộ các bằng chứng tại cuộc thẩm tra.

Nhân viên của hãng hàng không quốc gia của Vương quốc Anh, người xuất hiện trong chuyến bay cũng nhận định, là một đứa trẻ trong độ tuổi niên thiếu, Natasha luôn cởi mở và nói chuyện với bố mẹ bất cứ vấn đề nào mình đang gặp phải. Cô bé rất ngoan và khá trưởng thành so với độ tuổi thật của mình.

Một phát ngôn viên của cửa hàng bánh mì mà Natasha đã ăn cho hay: "Chúng tôi rất buồn khi nghe về cái chết bi thảm của Natasha. Đây thực sự là những lời nói chân thành tới gia đình và bạn bè của cháu. Chúng tôi tiếp nhận thông tin dị ứng thức ăn và cách thức cung cấp thông tin về chất gây dị ứng cho khách hàng rất nghiêm túc. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ cuộc điều tra này".

 

Dị ứng hạt mè có thể khiến người ăn chết bất đắc kỳ tử

Theo sách Bản thảo cương mục, hạt mè hay còn gọi là hạt vừng bổ dưỡng ngũ tạng, chưng với mật ong chữa được nhiều bệnh. Còn theo Đông y, hạt me có vị ngọt, tính hàn không độc, chất trơn, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt kết bên trong, sát trùng… Từ lâu năm, loại hạt này đã được sử dụng trong Đông y để làm thuốc chữa bệnh.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), hạt mè trong Đông y có tên gọi là hắc chi ma (vừng đen), bạch tri ma (vừng trắng), có tác dụng hỗ trợ tim mạch, tiêu hóa nhất là người bị táo bón, có lợi cho huyết và dịch, bồi bổ cho cơ thể, làm sáng mắt...

 

Tuy nhiên, hạt mè có tính hàn nếu người thể hàn dùng dễ sinh ỉa lỏng, nếu dùng nhiều lâu dần sẽ hỏng đường tiêu hóa, nằm trong danh sách thực phẩm có thể gây dị ứng da. Các dưỡng chất chính trong hạt mè gồm có canxi, magiê, sắt, phốt pho, vitamin B1, kẽm và chất xơ. Bạn vẫn có thể nhận đủ dưỡng chất ngay cả khi chúng phải tránh xa hạt vừng và các sản phẩm chứa chúng như sữa, thịt, tôm, thịt gia cầm, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ bốc nguyên hạt, trái cây tươi…

Ngoài ra, trong Đông y cũng không dùng loại hạt này đơn độc mà thường phối hợp với gạo, khoai hoặc bột sắn dây, các thực phẩm thuộc nhóm bột đường, để có các món ăn, bài thuốc đơn giản bồi bổ sức khoẻ. Dùng đơn độc, hạt mè không có các tá dược khác để chuyển hóa thành các chất bổ, không tốt cho sức khoẻ.

Cô gái tử vong sau khi ăn bánh trên chuyến bay: Lời cảnh tỉnh cho bất cứ ai có cơ địa dị ứng với loại hạt này-3

Theo sách Bản thảo cương mục, hạt mè hay còn gọi là hạt vừng bổ dưỡng ngũ tạng, chưng với mật ong chữa được nhiều bệnh.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), tỉ lệ dị ứng hạt mè ở người khoảng 1% nhưng không vì thế mà chủ quan với các triệu chứng bao gồm phát ban, sưng phù và khó thở. Không chỉ hạt mè mà một số loại thực phẩm thường ngày khác cũng có nguy cơ gây dị ứng, nguy hiểm tính mạng mà bất cứ ai cũng cần đề phòng:

Sữa: Dị ứng sữa thường xảy ra ở trẻ em, nhưng hầu hết trẻ em bị dị ứng sữa thường tự hết sau 3 năm. Dị ứng sữa là do cơ thể không sản xuất lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa đường chủ yếu trong sữa.

 

Lúa mì: Lúa mì có protein có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một số người có phản ứng tiêu hóa với một chất dính gọi là gluten có trong protein lúa mì.

Thực phẩm có vỏ như sò, tôm hùm và tôm: Một số người bị dị ứng với chỉ một loại động vật có vỏ và có thể những loại có vỏ khác".

Trứng: Cả hai lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng có chứa một số protein có thể gây ra dị ứng. Tuy nhiên, những người bị dị ứng lòng trắng trứng thường phổ biến hơn cả.

Đậu tương: Dị ứng đậu nành thường gặp ở trẻ em hơn là ở người lớn, nhưng hầu hết trẻ em lên 3 tuổi sẽ tự mất đi tình trạng dị ứng này.

 

Đậu phộng: Trẻ em thường dị ứng với đậu phộng hơn người lớn. Phản ứng da và các vấn đề về tiêu hóa và hô hấp là các triệu chứng phổ biến.

Các loại hạt khác: Điều này bao gồm chủ yếu là trái cây khô như hạt điều và hạt hạnh nhân. Dị ứng các hạt xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Tránh các loại dầu có nguồn gốc từ hạt là tốt nhất.

Giới chuyên gia cảnh báo, trước khi ăn uống bất cứ loại thực phẩm nào, chúng ta cũng cần có hiểu biết về thực phẩm gây dị ứng và biểu hiện của chúng khi gây dị ứng. Tránh sử dụng những thực phẩm và các sản phẩm có nguyên liệu làm từ thực phẩm mà bản thân đã bị dị ứng, kể cả tránh tiếp xúc qua da hay hít chúng. Khi phản ứng dị ứng thực phẩm xảy ra nhanh và có chiều hướng nặng lên, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhất là dị ứng nặng như nổi mề đay toàn thân, khó thở…

Theo Trí thức trẻ


dị ứng hạt mè


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.