Có nên hạ sốt cho trẻ bằng nước thật lạnh?

Theo bác sỹ Trần Văn Cương, việc hạ sốt cho trẻ bằng nước lạnh, thậm chí nước đá không phải là chưa từng được áp dụng.

Theo bác sỹ Trần Văn Cương, việc hạ sốt cho trẻ bằng nước lạnh, thậm chí nước đá không phải là chưa từng được áp dụng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn đối với sức khỏe, thậm chí là dẫn tới suy hô hấp, trụy mạch và tử vong.

Tranh cãi nảy lửa trên mạng về hạ sốt bằng nước lạnh
Chia sẻ của một bà mẹ về cách hạ sốt cho trẻ bằng cách quấn khăn giặt nước thật lạnh hoặc xối nước lạnh trực tiếp lên người.
Chia sẻ của một bà mẹ về cách hạ sốt cho trẻ bằng cách quấn khăn giặt nước thật lạnh hoặc xối nước lạnh trực tiếp lên người.

Vừa qua, trên một diễn đàn, một bà mẹ đã chia sẻ về cách hạ sốt cho trẻ. Theo người mẹ này, con trai của chị sốt 39, 40 độ, chưa kịp đưa đi viện thì cháu lên cơn co giật. Phương pháp hạ nhiệt bằng quấn khăn nhúng nước thật lạnh hoặc tắm lạnh cho trẻ mà chị đang thực hiện cho kết quả trong vòng từ 7-10 phút.

“Lấy một chiếc khăn tắm to giặt nước thật lạnh quấn khắp cơ thể con, bên ngoài quấn thêm một chiếc khăn khô. Nếu như sốt mạnh quá liên tục thì các bạn cởi hết áo, đưa con vào nhà tắm xối nước lạnh trực tiếp lên và tắm cho con. Kết quả hạ nhiệt nhanh hơn cả uống thuốc hạ sốt mà không gây kết quả xấu”, người mẹ này chia sẻ trên diễn đàn.

Phương pháp hạ sốt được giới thiệu là khoa học, “ở bên Tây” này đã tạo ra một cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các bà mẹ. Một số tỏ ra nghi ngờ còn phần lớn các bà mẹ phản đối phương pháp hạ sốt này vì cho rằng trẻ đang sốt, hạ nhiệt đột ngột bằng nước lạnh sẽ dẫn đến vỡ mạch máu hoặc bị cảm lạnh…

Có nhiều bà mẹ không đồng tình với cách hạ sốt này.
Có nhiều bà mẹ không đồng tình với cách hạ sốt này.

Hạ sốt bằng nước lạnh - Nhiều rủi ro

Theo bác sỹ Trần Văn Cương – Phó GĐ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, phương pháp hạ nhiệt bằng nước lạnh, thậm chí nước đá không phải là phương pháp mới. Nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đã có một thời gian áp dụng phương pháp này trong hạ sốt. Tuy nhiên, theo quy trình của Bộ Y tế thì hiện nay phương pháp này không được khuyến cáo do có nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Khi trẻ bị sốt nhẹ, các bà mẹ không nên quá lo lắng bởi sốt và ho là phản xạ tốt của cơ thể, cần phải được tôn trọng. Khi sốt sẽ làm tăng huy động số lượng bạch cầu, tăng chất hủy diệt các yếu tố ngoại lại, tăng khả năng chuyển hóa cơ thể. Khi trẻ xảy ra sốt nhẹ, cần phải theo dõi trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với nước lạnh và gió lùa trực tiếp, tìm hiểu nguyên nhân gây sốt. Nhúng khăn vào nước ấm từ 32-35 độ (thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ ở thời điểm đó từ 2-3 độ) lau trán, bẹn, nách để hạ sốt cho trẻ.

Trẻ sốt cao, đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ dẫn đến nguy cơ co giật. Khi xảy ra tình huống tối cấp (sốt cao, co giật ) thì phải xử trí co giật trước tiên. Tuyệt đối không dùng nước lạnh, nước đá để hạ sốt đột ngột cho trẻ mà phải để trẻ ở tư thế thông thoáng, nới rộng quần áo, tránh gió lùa trực tiếp, không o ép, gò bó cơ thể, để thoáng lồng ngực, nắm chặt tay chân để cắt cơn co giật. Khi trẻ xuất tiết đờm dãi phải cho trẻ nằm nghiêng về phía bên trái để tránh đờm, dãi bít đường thở, gây sặc.

Bác sỹ Trần Văn Cương - Phó GĐ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An: không khuyến cáo hạ sốt cho trẻ bằng nước lạnh hoặc nước đá.
Bác sỹ Trần Văn Cương - Phó GĐ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An: "không khuyến cáo hạ sốt cho trẻ bằng nước lạnh hoặc nước đá".

“Việc thay đổi đối với cơ thể con người, đặc biệt là cơ thể của trẻ em cần phải được kiểm soát. Quá trình điều nhiệt của con người phải có sự thích ứng nhất định. Tác động thay đổi một cách đột ngột không phải là điều tốt. Việc hạ nhiệt đột ngột sẽ xảy ra những diễn biến bất ngờ như suy hô hấp, trụy tim mạch, thậm chí là nguy cơ tử vong.

Bên cạnh việc kiểm soát cơn co giật thì tiến hành chườm mát cho trẻ ở nách, bẹn, cổ. Nhiệt độ của nước phải thấp hơn nhiệt độ của cơ thể từ 2-3 độ C, chứ không phải là nước thật lạnh hay nước đá. Tuy nhiên, trong một số trường hợp buộc phải chấp nhận rủi ro, đổi nguy cơ này để lấy nguy cơ khác, khi không có phương tiện thiết bị y tế hỗ trợ thì vẫn sử dụng nước thật lạnh hoặc nước đá để hạ sốt cho trẻ. Nhưng phương pháp này không được khuyến cáo do có thể gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ”, bác sỹ Trần Văn Cương cho hay.

Khi trẻ sốt cao, co giật phải cắt cơn co giật, sơ cứu ban đầu và đưa đến cơ sở y tế (ảnh minh họa).
Khi trẻ sốt cao, co giật phải cắt cơn co giật, sơ cứu ban đầu và đưa đến cơ sở y tế (ảnh minh họa).

Bên việc không khuyến cáo đối với phương pháp hạ sốt đột ngột cho trẻ bằng nước lạnh hoặc nước đá, bác sỹ Trần Văn Cương cũng khuyến cáo các bà mẹ có thể sử dụng các phương pháp hạ sốt dân gian không ảnh hướng đến sức khỏe của trẻ như uống nước lá diếp cá, cho đồng xu kim loại vào lòng bàn tay trẻ và nắm lại.

Sốt cao, kéo dài khiến trẻ mất nước, mệt mỏi phải bổ sung nước, bổ sung chất điện giải và bồi bổ cơ thể cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao bất thường, sau khi sơ cứu ban đầu cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để xác định nguyên nhân gây sốt và có phương án xử trí, điều trị kịp thời.

Theo Dân Trí

Sốt virus


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.