Có tiền sử bị hen suyễn, lại học theo thói xấu từ bạn bè và bỏ qua lời dặn của bác sĩ, cô gái phải nhập viện cấp cứu

Áp lực cuộc sống căng thẳng khiến cô Ngô nghiện thuốc lá và hút 20 - 30 điếu thuốc/ngày.

Bác sĩ Lâm Dục Sinh, khoa Nội Lồng ngực, bệnh viện Asia University Hospital, chia sẻ về trường hợp cô Ngô (55 tuổi) sống tại Đài Trung, Đài Loan.


Có tiền sử bị hen suyễn, lại học theo thói xấu từ bạn bè và bỏ qua lời dặn của bác sĩ, cô gái phải nhập viện cấp cứu-1
Bác sĩ Lâm Dục Sinh, khoa Nội Lồng ngực, bệnh viện Asia University Hospital

Thuở bé, cô Ngô được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, sau khi lên đại học thì bệnh hen suyễn không còn tái phát nhưng xuất hiện tình trạng nổi mề đay không rõ nguyên nhân. Lên đại học, cô Ngô bắt đầu tập tành thói quen hút thuốc do ảnh hưởng từ bạn bè, sau khi ra trường và đi làm, áp lực cuộc sống căng thẳng khiến cô Ngô nghiện thuốc lá và hút 20-30 điếu thuốc/ngày.

Khoảng một năm trước, cô Ngô leo lên cầu thang hoặc đi nhanh một chút sẽ cảm thấy tức ngực, khó thở, đến bệnh viện xét nghiệm chức năng của phổi phát hiện có hiện tượng hẹp khí quản, chỉ số Globulin miễn dịch trong máu cao gấp 3 lần bình thường, cô Ngô được sắp xếp kiểm tra chất gây dị ứng và phát hiện dị ứng nghiêm trọng với mạt bụi. Bác sĩ Lâm đánh giá kết quả hội chẩn của cô Ngô là hen suyễn bẩm sinh, cộng thêm hút thuốc trong thời gian dài dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bác sĩ Lâm chỉ ra, thời điểm đó, ngoài việc kê đơn thuốc giãn phế quản, bác sĩ khuyên cô Ngô bỏ thuốc lá, chú ý giữ vệ sinh môi trường sống, thường xuyên giặt và phơi gối, ga trải giường. Sau đó, triệu chứng của cô Ngô cải thiện và hồi phục về bình thường. Tuy nhiên, đầu năm nay đại dịch Covid - 19 bất ngờ xảy ra khiến người dân lo lắng, cô Ngô sợ nhiễm Covid - 19 nên không đến bệnh viện tái khám và tự ý ngừng uống thuốc, cô cũng quên khuấy lời dặn dò của bác sĩ và trở về thói quen hút thuốc như trước đây.

Có tiền sử bị hen suyễn, lại học theo thói xấu từ bạn bè và bỏ qua lời dặn của bác sĩ, cô gái phải nhập viện cấp cứu-2

Đến khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông, cô Ngô bắt đầu cảm thấy tức ngực, bệnh hen suyễn tái phát và trở nên nghiêm trọng đến mức người xung quanh nghe rõ tiếng thở khò khè. Sau khi nhập viện cấp cứu, bác sĩ Lâm nhận thấy cô Ngô bị co thắt phế quản, các cơ hỗ trợ hô hấp ở cổ bị co lại khiến bệnh nhân có vẻ 'đỏ mặt tía tai', xét nghiệm máu cho thấy nồng độ Carbon dioxide (CO2) cao hơn bình thường 50%, có hiện tượng nhiễm toan máu, bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp nên được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt theo dõi và đặt nội khí quản. Sau sự việc này, cô Ngô tỏ ra hối hận, quyết tâm bỏ thuốc lá và uống thuốc theo toa của bác sĩ.

Bác sĩ Lâm cảnh báo, bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khi phát tác đều sẽ nghe tiếng thở khò khè của người bệnh, nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau, bệnh hen suyễn liên quan đến thể chất, chất gây dị ứng hoặc gen di truyền, còn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do bệnh nhân hút thuốc trong thời gian dài hoặc tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm, người bệnh có thể mắc cùng lúc 2 căn bệnh như trường hợp của cô Ngô. Ngoài việc tuân thủ điều trị, bệnh nhân cần giảm tiếp xúc với chất gây dị ứng, bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý ngừng uống thuốc.

Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra những tác động, dấu hiệu trực tiếp ở hệ thống hô hấp, cụ thể là:

Tình trạng ho mãn tính, kéo dài.

Ho có đờm, đờm có màu trắng, màu vàng xám, màu xanh lá cây thậm chí đôi khi có thể thấy đờm kèm máu.

Bị nhiễm trùng đường hô hấp và tái đi tái lại tình trạng cúm, cảm lạnh.

Khó thở, thở gấp sức, thở gấp.

Ngực có cảm giác thắt chặt, đau.

Thở khò khè, mệt mỏi kéo dài.

Sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh.

Đây là những triệu chứng ban đầu sẽ bắt gặp ở cả trẻ em và người lớn khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Những dấu hiệu này thường bị người bệnh chủ quan và không có định hướng khám và điều trị dứt điểm. Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần điều trị tại bệnh viện ngay khi thấy có các triệu chứng nặng như:

Khó thở đến nỗi không thể nói chuyện.

Móng tay, chân hoặc môi người bệnh chuyển màu xanh, màu xám - điều này chứng tỏ nồng độ oxy trong máu thấp.

Có tình trạng rơi vào trạng thái lơ mơ.

Nhịp tim nhanh, rất nhanh.

Các triệu chứng ở giai đoạn đầu kể trên ngày càng nặng, mặc dù đã được điều trị trước đó.

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://afamily.vn/co-tien-su-bi-hen-suyen-lai-hoc-theo-xau-tu-ban-be-va-bo-qua-loi-dan-cua-bac-si-co-gai-phai-nhap-vien-cap-cuu-20201127013544626.chn

hen suyễn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.