Coi thường muỗi, hàng chục người mất mạng

Đã có ít nhất gần 30 người chết oan uổng từ đầu năm đến nay mà nguyên nhân sâu xa là coi thường tác hại của muỗi.

Đã có ít nhất gần 30 người chết oan uổng từ đầu năm đến nay mà nguyên nhânsâu xa là coi thường tác hại của muỗi.

Trong khi bệnh tay chânmiệng không ngừng gia tăng thì bệnh sốt xuất huyết cũng vào mùa.Hiện ở cả hai miền Bắc, Nam, số ca sốt xuất huyết (SXH) đều tăng mạnh.Nhiều người dân lo lắng về khả năng sẽ phải đối phó với dịch chồng dịchtrong những tháng cuối năm.

Đông nghẹt bệnh nhân

Thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, 7 tháng đầu năm nay cả nước cóhơn 23.000 ca mắc SXH, 22 trường hợp tử vong. Nhưng đến cuối tháng 8,con số mắc đã tăng lên hơn 32.000 ca (như vậy, riêng tháng 8 đã có 9.000ca, gấp gần ba lần các tháng trước đó) và thêm 5 trường hợp tử vong. Địaphương có số người mắc SXH cao là TP.HCM hơn 6.000 ca; Cà Mau hơn 2.000ca; An Giang, Đồng Nai, Bình Dương trên 1.000 ca… Tại Hà Nội, tính đến31/8 đã có 631 ca SXH, tập trung ở các quận huyện như Đống Đa, Hai BàTrưng, Hoàng Mai.

Coi thường muỗi, hàng chục người mất mạng

Điều trị SXH tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. (Ảnh: Ngô Đồng)

Theo khảo sát, số ngườinhập viện gần đây vì SXH tăng chóng nhanh. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1,mỗi ngày khoa SXH tiếp nhận khoảng 100 trường hợp trẻ mắc SXH, trong đótỉ lệ mắc bị biến chứng nặng gần 20%. Đáng lưu ý là tình trạng sốc SXH ởtrẻ béo phì đang có chiều hướng gia tăng, mỗi ngày có khoảng 2 - 3trường hợp nhập viện. Tương tự, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, mỗi ngày cókhoảng 300 trường hợp đến khám SXH.

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM,cũng cho biết, mặc dù mới bước vào đầu mùa dịch SXH nhưng số ca mắchiện đang tăng nhanh chóng. Tính đến đầu tháng 8, thành phố đã có gần6.000 ca SXH, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý là đãcó hai ca tử vong và nhiều ca biến chứng nặng (cùng kỳ không có ca tửvong).

Xuất hiện nhiều ca nặng

Tại Hà Nội, thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệtđới Trung ương, cho hay trước đây cả tháng bệnh viện chỉ ghi nhận vài caSXH thì hiện nay mỗi ngày đã có gần 10 ca nhập viện. Điều nguy hiểm làmiền Bắc đã bắt đầu xuất hiện những ca có dấu hiệu tăng thấm thànhmạch. Với những ca này, bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng nặngnhư đau bụng dữ dỗi, nôn nhiều, li bì, mê sảng, xuất huyết niêm mạc, ganto, nước tiểu ít, tiểu cầu giảm nhanh… Bệnh nhân ở giai đoạn này nếukhông được cấp cứu kịp thời sẽ gây biến chứng sốc, xuất huyết nặng, suyđa phủ tạng, thậm chí tử vong.

Bệnh viện đang điều trị cho bệnh nhân L., 14 tuổi ở Hà Nội, bị sốc nặng,phải truyền máu do tiểu cầu giảm. Mẹ của L. chia sẻ: “Thấy con sốtcao, tôi nghĩ cháu bị sốt thông thường nên tự mua thuốc hạ sốt về chocháu uống. Năm ngoái cháu đã từng bị SXH nên cả nhà chẳng ai nghĩ tớikhả năng cháu bị mắc lại. Đến khi thấy cháu kêu đau bụng dữ dội, nônnhiều, nôn cả ra máu, huyết áp giảm mạnh, chân tay lạnh … gia đình mớiđưa đi viện. Chẳng ngờ kết quả xét nghiệm dương tính với SXH. Bác sĩ cònnói tiểu cầu của cháu đã giảm, đã có xuất huyết niêm mạc, may mà đưa đicấp cứu kịp không sẽ nguy hiểm đến tính mạng”.

Cũng trong tuần qua, khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCMtiếp nhận một trường hợp trẻ bị sốc SXH nặng. Bé trai K. 6,5 thángtuổi nhập viện trong tình trạng li bì, xuất hiện biến chứng suy hô hấp,rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu,...

Theo lời của người nhà,vì chủ quan, thấy trẻ sốt, họ cứ tưởng viêm đường hô hấp hay rối loạntiêu hóa nên đưa trẻ nhập viện trễ, dẫn đến sốc SXH. Thống kê của ngànhy tế cho thấy, 51% ca tử vong SXH là do phát hiện bệnh chậm.

Các chuyên gia y tế dự báo, nhiều khả năng SXH sẽ bùng phát và lan rộngtrong năm nay do thời tiết thay đổi, nhiều công trình xây dựng còn dangdở. Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà nhận định: “Học sinh, sinh viên là đốitượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Bởi ở các xóm trọ dễ xảy ra tình trạngthiếu nước nên nảy sinh thói quen tích nước. Đây là điều kiện lý tưởngđể muỗi sinh sôi nảy nở, truyền mầm bệnh ra cộng đồng”.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.