Con 17 tháng tuổi bị bỏng nước sôi, người mẹ đã làm việc này bất chấp phản đối của gia đình và được bác sĩ khen ngợi

Không vội vàng đưa con đi bệnh viện khi bị bỏng, thay vào đó người mẹ này nhanh chóng làm một việc và việc làm này được các bác sĩ khen ngợi hết lời.

Không vội vàng đưa con đi bệnh viện khi bị bỏng, thay vào đó người mẹ này nhanh chóng làm một việc và việc làm này được các bác sĩ khen ngợi hết lời.

Bé Tiểu Cương ở Hàng Châu (Trung Quốc) được 17 tháng tuổi, có đôi mắt to tròn, thân hình mũm mĩm rất đáng yêu. Gần đây cậu bé gặp tai nạn trong khi được mẹ tắm. Mẹ Tiểu Cương kể lại trong nước mắt: "Tôi sợ con sẽ ngồi vào chậu nước nóng, vì vậy cho con ngồi bên cạnh để pha nước tắm, trước tiên là tôi lấy nước lạnh, sau đó pha thêm nước nóng, để nhiệt độ phù hợp mới cho con tắm. Sau khi thêm nước nóng, chỉ vài giây tôi quay đầu lại để ném bỉm bẩn vào thùng rác, đột nhiên nghe tiếng hét lớn của con trai. Thì ra, Tiểu Cương túm lấy vòi hoa sen nước nóng của tôi đang cầm, nước nóng từ vòi hoa sen dội lên mặt khiến Tiểu Cương bị bỏng nặng".

Con 17 tháng tuổi bị bỏng nước sôi, người mẹ đã làm việc này bất chấp phản đối của gia đình và được bác sĩ khen ngợi-1
Người mẹ mới chỉ quay đi có vài giây mà Tiểu Cương đã bị bỏng toàn thân do vòi nước nóng ở hoa sen.

Mẹ của Tiểu Cương nói: "Chúng tôi sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời, nhiệt độ của nước nóng lên tới 100 độ C vì vậy nước trong vòi hoa sen rất nóng. Khi nhìn thấy Tiểu Cương đau đớn, mọi người trong gia đình đều rất hoảng loạn và nói lập tức đưa bé đến bệnh viện. Nhưng trước đó tôi có xem trên phương tiện truyền thông, trong trường hợp bị bỏng, trước tiên sử dụng nước lạnh để làm dịu vết bỏng". Vì vậy, mẹ Tiểu Cương đã vội vã cho Tiểu Cương rửa vết bỏng dưới vòi nước lạnh, sau đó mới đưa cậu bé đến bệnh viện.

Khi Tiểu Cương được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ tại Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhi Đại học Chiết Giang đã xem xét việc điều trị vết tương cho cậu bé và khen ngợi mẹ Tiểu Cương đã làm điều đúng đắn. Bác sĩ nói, điều này có thể làm giảm nhiệt độ bề mặt của da bị bỏng, làm dịu cơn nóng và giảm thiểu cảm giác đau.

Cách xử lý sai lầm trong những trường hợp tương tự cha mẹ không nên làm:

Cũng có một trường hợp như Tiểu Cương, đó là Tiểu Quả, cậu cũng bị bỏng nước nóng. Tiểu Quả 18 tháng tuổi, đúng giai đoạn bướng bỉnh nhất. Khi xảy ra sự việc, mẹ đang chuẩn bị cho Tiểu Quả ăn sữa bột. Không ai biết được rằng Tiểu Quả làm rơi cái cốc đặt trên bàn, cả cốc nước nóng hầm hập đổ lên người bé.

Người lớn hoảng loạn vội vàng cởi bỏ quần áo dính trên người của Tiểu Quả, dẫn đến không ít phần da trên vết thương bị bỏng rộp. Sau khi đến bệnh viện, mặc dù được điều trị khẩn cấp, Tiểu Quả vẫn không ngừng khóc, bố mẹ của Tiểu Quả đứng bên cạnh cũng bất lực. Hành động cởi bỏ quần áo, đã gây thêm vô số vết thương cho Tiểu Quả.

Con 17 tháng tuổi bị bỏng nước sôi, người mẹ đã làm việc này bất chấp phản đối của gia đình và được bác sĩ khen ngợi-2
Ảnh minh họa

Bác sĩ Triệu Khang tại Khoa cấp cứu của Bệnh viện Nhi Đại học Chiết Giang nói: "Khi bị bỏng, trẻ thường bị tổn thương ở khu vực đầu, mặt, cổ, phần ngực, trong đó bỏng phần lưng tương đối khó chăm sóc. Một khi bị bỏng, nhất định phải rửa vết bỏng bằng nước lạnh khoảng 15 – 20 phút, để giảm bớt lượng nhiệt, tiếp đó mới cởi bỏ quần áo. Ngoài ra, khi bị bỏng, ngoài việc rửa vết thương tại nhà, nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức, vạn lần không được tự ý dùng thuốc, bới rất dễ khiến trẻ bị nhiễm trùng".

Cách đây không lâu, bác sĩ cũng tiếp nhận một cậu bé chưa đầy 1 tuổi. Cậu bé bị bỏng ở chân trái và được đưa đến Bệnh viện Nhi Đại học Chiết Giang. Đứa trẻ bị sốt cao và kèm theo co giật, vết thương trên mặt được đắp đầy loại thảo mộc màu đen, miệng vết thương còn xuất hiện mủ sau khi ấn vào. Khi hỏi gia đình, bác sĩ được biết, sau khi đứa trẻ bị bỏng ông bà nội đã dùng phương pháp dân gian đó là thuốc dùng thảo mộc thêm dầu thành hỗn hợp thuốc cao dán, và bôi thuốc lên vùng vết thương bị bỏng của cháu trai, không ngờ mới 3 ngày, vết thương của đứa trẻ bị nhiễm trùng, sốt cao không giảm, cuối cùng phải đưa đến bệnh viện.

Phương pháp đúng khi sơ cứu trẻ bị bỏng:

- Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.

- Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.

- Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch

- An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm.

- Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.

Theo Helino


bỏng nước sôi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.