Con chảy mủ hôi tanh cả tháng không khỏi, mẹ phát hoảng khi gắp được dị vật thân quen trong mũi của con

Qua 3 lần đi khám nhưng bác sĩ cũng không biết được bé bị mắc dị vật trong mũi, cuối cùng mẹ phải tự "xử lý" và phát hoảng khi biết nguyên nhân.

Qua 3 lần đi khám nhưng bác sĩ cũng không biết được bé bị mắc dị vật trong mũi, cuối cùng mẹ phải tự "xử lý" và phát hoảng khi biết nguyên nhân.

Với trẻ nhỏ, những giây phút trẻ tự chơi một mình mà không được người lớn để ý luôn tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường. Mới đây, trường hợp của bé Thiên Kim (3 tuổi, hiện đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh) vô tình nhét bông ruột gối vào mũi khi nào không hay, đã góp thêm một tiếng nói cảnh báo nữa đến các bố mẹ khác trong việc trông chừng trẻ. Bởi sự việc tưởng chừng như đơn giản nhưng bé Thiên Kim đã bị nhiễm trùng mũi, chảy mủ hôi tanh ròng rã hơn 1 tháng và rối loạn tiêu hóa mà thậm chí đi khám các bác sĩ cũng không phát hiện ra nguyên nhân.

Con chảy mủ hôi tanh cả tháng không khỏi, mẹ phát hoảng khi gắp được dị vật thân quen trong mũi của con-1

Cô bé Thiên Kim xinh xắn, trộm vía bị mắc  dị vật nhưng vẫn rất ngoan, sinh hoạt bình thường.

Chị Loan, mẹ bé, kể lại: "Tháng trước, bé bị sổ mũi, chảy mũi xanh, mình cứ nghĩ con chỉ bị sổ mũi bình thường trong thời điểm giao mùa. Hơn thế, cả nhà cũng đang ốm, không riêng gì bé cả. Nhưng 1 tuần sau đó, con bỗng bị rối loạn tiêu hóa, mình phải đặt lịch bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng 2 để khám cho con. Lúc đang ngồi chờ khám, con chảy mũi ra màu gỉ sắt và mùi rất hôi tanh. Lúc khám, bác sĩ cũng nói con bị viêm mũi, có màng gì đó trong mũi của con. Mình hỏi bác sĩ có cần nội soi không nhưng bác sĩ bảo không cần, vì do chất nhầy đọng lại quá nhiều thôi nên chỉ cần xịt mũi là được".

Thế nhưng sau khi về nhà, dù đã được uống thuốc (kháng sinh và kháng viêm), xịt rửa mũi liên tục trong 3 tuần liên tiếp nhưng bé vẫn không hết được màng mủ bên trong mũi. Trong thời gian này, chị Loan tiếp tục đưa con đi khám ở 3 bệnh viện, bác sĩ khác nhưng kết luận vẫn không khác gì so với lần đầu tiên. Bé Thiên Kim tuy đã hết sổ mũi nhưng thỉnh thoảng vẫn có mủ xanh chảy ra, rất hôi tanh. Thậm chí con được sử dụng phương pháp vật lý trị liệu giúp thông mũi, nhưng màng mủ vẫn còn nằm ở đấy.

"Linh tính của người mẹ mách bảo mình rằng chắc chắn phải có cái gì đó, chứ không thể uống kháng sinh liên tục mà bệnh không hết được. Mình loay hoay vừa soi đèn, vừa dùng tăm bông tẩm oxy già để chùi sạch cái màng mủ đó thì phát hiện vài sợi tổng hợp nhỏ nhỏ, dùng nhíp kéo ra thì thật sự hoảng hồn. Đó là một nhúm sợi dính vào nhau, không biết con đã nhét vào từ khi nào và bằng cách nào nữa. Khi lôi nhúm sợi đó ra, đi kèm theo rất nhiều máu đã đông cục, con bé vừa xì mũi, vừa nhổ máu từ miệng ra. Thật sự kinh hãi! Nhưng cuối cùng cũng đã có thể nhẹ người đi được rồi khi phát hiện ra nguyên nhân khiến con khó chịu bao lâu nay", chị Loan kể lại.

Con chảy mủ hôi tanh cả tháng không khỏi, mẹ phát hoảng khi gắp được dị vật thân quen trong mũi của con-2

Dị vật là những sợi bông từ ruột gối dính chặt vào nhau tạo thành mảng.

Con chảy mủ hôi tanh cả tháng không khỏi, mẹ phát hoảng khi gắp được dị vật thân quen trong mũi của con-3

Thói quen thích quấn những dây, vòng vào đầu ngón tay có thể là nguyên nhân khiến bé Thiên Kim bị mắc dị vật ở mũi.

Nguyên nhân dị vật mắc kẹt trong mũi con được chị Loan phán đoán: "Từ trước đến nay, bé nhà mình vốn thường thích quấn các loại dây, loại sợi nhỏ như dây thun, chỉ… vào tay. Nên lần này, mình nghĩ do con quấn các sợi bông tổng hợp vào tay rồi đẩy vào mũi khi nào không hay. Mặt khác, loại sợi này mỏng, dai, không thấm nước, quấn chặt với nhau tạo thành màng mủ bên trong mũi nên khi soi đèn cũng không ai nghĩ là có dị vật. Thậm chí khi xịt nước muối hay làm các phương pháp thông mũi khác thì dị vật này cũng không thể bị đẩy ra ngoài được".

Cũng theo chị Loan chia sẻ, kể từ khi lôi được nhúm sợi tổng hợp đó ra ngoài là đã được hơn 2 ngày trôi qua. Bé Thiên Kim nay đã không còn bị chảy mủ ra như trước, lỗ mũi hoàn toàn thông thoáng và không còn mùi hôi tanh nữa. Bé vẫn đang được dùng kháng sinh, chống viêm và xịt mũi để mũi hoàn toàn lành hẳn. Trong suốt kể từ khi bé bị mắc dị vật trong mũi đến nay, bé vẫn rất ngoan, ăn ngủ, sinh hoạt và đi học bình thường. Bé không đau, không ngứa, không sốt nên nếu như mẹ tiếp tục chủ quan, để kệ con thì không biết hậu quả sẽ như thế nào.

Con chảy mủ hôi tanh cả tháng không khỏi, mẹ phát hoảng khi gắp được dị vật thân quen trong mũi của con-4

Kể từ khi được gắp dị vật ra, mũi của bé không chảy mủ và có mùi như trước nữa.

Qua sự việc của mẹ con mình, chị Loan gửi lời cảnh báo đến các bố mẹ khác: "Trong trường hợp của mình là bất đắc dĩ mẹ mới phải tự xử lý, kéo dị vật ra ngoài. Nhưng khuyến cáo với các bố mẹ khác là tuyệt đối không nên xử lý tại nhà như thế, vì có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong cách làm không đúng các quy tắc y khoa. Vì vậy, nếu nghi ngờ con bị mắc dị vật, bố mẹ cần đưa con đi đến bệnh viện, đề nghị bác sĩ nội soi đầy đủ để có phương án thích hợp. Bé nhà mình khi đi khám lần thứ 3 là vì giãy giụa, khóc quá nên bác sĩ khám không kỹ, chỉ lấy dịch để xét nghiệm rồi kê thuốc tiếp. Mình nghĩ nếu như bé được nội soi từ đầu thì đã phát hiện ra dị vật, được xử lý sớm chứ không phải bị chảy mủ kéo dài cả tháng".

Theo Helino


hóc dị vật

dị vật


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.