- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Covid-19: Cách ly tại nhà có phải lúc nào phòng cũng cần đóng kín?
Một vấn đề cực nhỏ nhưng không phải ai cũng nắm rõ trong quá trình cách ly người nghi nhiễm mắc virus corona mới Covid-19 (nCoV): Liệu trong quá trình cách ly, lúc nào cửa cũng cần phải đóng kín hay không?
Cách ly người nghi nhiễm Covid-19 tại nhà, nên đóng kín hay mở cửa ra?
Hiện nay, dịch viêm phổi cấp do virus corona mới Covid-19 (nCoV) vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có ghi nhận 16 ca dương tính với Covid-19. Thông tin này khiến nhiều người ngày càng ý thức cao độ hơn với việc phòng chống lây nhiễm virus corona mới Covid-19 (nCoV).
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, nếu tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19, chúng ta đều cần có ý thức tự cách ly bản thân tại nhà và theo dõi. Có một vấn đề nhiều người băn khoăn mà chưa được giải đáp rõ ràng hiện nay chính là với người đang trong giai đoạn cách ly tại nhà thì có phải lúc nào cũng cần phải đóng kín cửa?
Với người đang trong giai đoạn cách ly tại nhà thì có phải lúc nào cũng cần phải đóng kín cửa?
Câu hỏi này tưởng chừng đơn giản nhưng chính nó là yếu tố quan trọng giúp bạn phục hồi nhanh hơn hay càng có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều hơn. Cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia đầu ngành ngay dưới đây nhé!
Chuyên gia khuyến cáo: Phòng kín bật điều hòa làm virus corona Covid-19 lây lan nhanh hơn
PGS.TS Nguyễn Việt Hùng (Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai) nhấn mạnh việc thông khí tại buồng bệnh cách ly, thậm chí là cách ly tại nhà rất quan trọng. Mỗi buồng bệnh cần đảm bảo 2 cửa chính, nếu không đủ cần tăng cường các biện pháp thông khí cưỡng bức (sử dụng các thiết bị điều chỉnh không khí) nhằm đảm bảo môi trường không khí an toàn.
Thiết bị hỗ trợ gồm có quạt cản khí trong buồng cách ly ra ngoài, quạt hút khí sạch từ ngoài môi trường vào buồng cách ly, quạt đẩy khí ô nhiễm trong buồng cách ly ra khu ít người.
Việc thông khí tại buồng bệnh cách ly, thậm chí là cách ly tại nhà rất quan trọng.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê (Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế) cũng chia sẻ thêm, đây là kinh nghiệm quý báu rút ra từ việc phòng chống đại dịch SARS năm 2003. Chính bản thân vị phó giáo sư này từng được bộ giao xuống đóng cửa Bệnh viện Việt Pháp, bệnh nhân được cách ly trong phòng tiện nghi, điều hòa đầy đủ. Kết quả là ít lâu sau, nhiều nhân viên y tế cũng nhiễm bệnh, trong đó có một bác sĩ của WHO. Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thì không có ai bị nhiễm chéo nhờ ở đây mở cửa thông thoáng.
Như vậy, giới chuyên gia đều chung một nhận định rằng việc đóng kín cửa, ngay cả khi bạn bật điều hòa cho không khí trong phòng được thông thoáng đều có thể khiến virus corona mới Covid-19 lây lan nhanh hơn, mạnh hơn. Do đó, có thể nói, trong quá trình tự cách ly bản thân tại nhà, chúng ta cần chú ý tắt điều hòa, mở toang cửa sổ, cửa nhà… để không khí trong phòng luôn được thông thoáng.
Thêm vào đó, trong quá trình cách ly, đừng quên thường xuyên dọn sạch phòng ở, luôn có đầy đủ dung dịch sát khuẩn, xà phòng để rửa tay trong phòng, xử lý chất dịch cơ thể trong túi bóng kín, để vào thùng rác có nắp đậy riêng…
Ngoài ra cần hạn chế tối đa người chăm sóc trong quá trình cách ly tại nhà để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm nếu chẳng may nhiễm bệnh. Nếu được nên nằm ngủ giường riêng trong phòng riêng hoặc ít nhất giường ngủ phải cách xa các thành viên khác ít nhất 2m.
Theo Báo dân sinh
- Sức khỏe1 giờ trướcSau khi tự bơm silicon mua ngoài chợ để nâng ngực, chị N. tử vong thương tâm vì silicon lỏng tràn vào phổi trong khi hàng loạt người khác trong xóm cũng bị biến chứng nặng nề.
- 3 hiện tượng bất thường ở vùng răng miệng có thể giúp bạn phán đoán sớm nguy cơ mắc bệnh ung thư ganSức khỏe4 giờ trướcNếu trong khoang miệng của bạn xuất hiện những triệu chứng sau đây thì đừng chủ quan bỏ qua vì có thể đó là lời cảnh báo cơ quan gan đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
- 3 ngày trước
- Sức khỏe1 ngày trướcThời tiết lạnh giá đã khiến nhiều người bị đột quỵ, thậm chí lượng bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi bị đột quỵ chiếm 20%.
- Sức khỏe1 ngày trướcTử cung là một cơ quan quan trọng duy nhất của cơ thể phụ nữ, chịu trách nhiệm về khả năng sinh sản và kinh nguyệt.
- Sức khỏe2 ngày trướcBưởi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên có một số lưu ý mà ai cũng phải biết khi ăn bưởi để tránh vô tình gây hại cho sức khỏe.
- Từ vụ người đàn ông ngộ độc rượu nặng rồi tử vong, chuyên gia cảnh báo đàn ông cần chú ý dịp Tết đếnSức khỏe2 ngày trướcNgộ độc rượu là tình trạng xảy ra nhiều nhất mỗi khi dịp Tết đến. Nếu không thể tránh khỏi việc uống rượu, đàn ông nên chú ý một số điều để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.