Cứ 2 phút lại có 1 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung

Theo thông tin được Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, trên thế giới, cứ mỗi 2 phút lại có một phụ nữ tử vong vì căn bệnh này.

Theo thông tin được Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, trên thế giới, cứ mỗi 2 phút lại có một phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, sau 10 năm vắc xin HPV được Bộ Y tế cấp phép năm 2008, tuy số ca tử vong do UTCTC đã giảm nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm...

Những con số lạc quan về hiệu quả vắc xin HPV trong 10 năm qua tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư (IARC) từ năm 2008 đến nay, số ca tử vong do UTCTC tại Việt Nam mỗi năm đã giảm hơn 700 ca.

Cứ 2 phút lại có 1 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung - Ảnh 1.

Bệnh nhân UTCTC phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe, có nguy cơ vô sinh, suy kiệt về tài chính…

Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Tư vấn về An toàn Vắc xin Toàn cầu (GACVS) vào tháng 6/2017, kể từ khi được cấp phép vào 2006 đến nay, đã có hơn 270 triệu liều vắc xin ngừa vi rút HPV được phân phối trên toàn cầu. Tại Việt Nam, vắc xin HPV đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành vào năm 2008.

Cứ 2 phút lại có 1 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung - Ảnh 2.

Theo PGS. TS. BS. Cao Hữu Nghĩa, UTCTC hiện chưa có thuốc đặc trị, tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất

Tại Hội thảo khoa học “Vắc xin HPV, nhìn lại 10 năm an toàn và hiệu lực trong cộng đồng” diễn qua vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, đánh giá về tính an toàn của vắc xin HPV, PGS. TS. BS. Cao Hữu Nghĩa cho biết: “Trong suốt 10 năm qua đã có hơn 1 triệu liều được sử dụng tại Việt Nam. Thực tế trên khắp 64 tỉnh thành đã không ghi nhận bất kỳ ca nào có tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc có liên quan đến hội chứng Guillain-Barret, hội chứng rối loạn đông máu, cũng như những hội chứng sản phụ khoa khác…”.

Những con số này đã thực sự ấn tượng?

Tuy nhiên, con số hơn 1 triệu liều vắc xin HPV đã sử dụng tại Việt Nam trong 10 năm qua theo đánh giá của các chuyên gia vẫn còn khá hạn chế. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến điều nay?

Một cuộc nghiên cứu đăng tải tháng 6/2017 trên Jounal of Infection and Public Health với bảng câu hỏi ít nhất 34 câu được các chuyên gia Đại học Utah, Đại học Y khoa Texas, Đại học Quốc gia TP.HCM gửi đến 932 sinh viên Việt Nam và Mỹ vào tháng 10/2016 đã cho thấy 495 sinh viên Việt Nam trả lời ít câu hỏi đúng hơn 437 sinh viên Mỹ. Điều đó cho thấy, không chỉ trang bị ít kiến thức về vi rút HPV, nữ sinh Việt vẫn còn khá chủ quan với căn bệnh nguy hiểm này.

Bên cạnh đó, những thông tin sai lệch cũng khiến cộng đồng hoang mang và nghi ngờ về tính hiệu quả của vắc xin HPV.

Hành động ngay vì chính bản thân mình và thế hệ tương lai

Tại Việt Nam, UTCTC hiện là căn bệnh đứng thứ 2 trong tổng số các trường hợp ung thư trên phụ nữ ở lứa tuổi 15-44. Trung bình mỗi ngày, UTCTC đã cưới đi tính mạng của khoảng 7 người (báo cáo mới nhất của HPV Information Centre tháng 7/2017).

Hiện UTCTC chưa có thuốc điều trị, cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm vắc xin ngừa vi rút HPV.

Cứ 2 phút lại có 1 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung - Ảnh 3.

Tại hội thảo khoa học diễn ra tại Hà Nội, GS. TS. BS. Nguyễn Trần Hiển đã có những chia sẻ hữu ích về vắc xin ngừa HPV

Đánh giá về lợi ích và hiệu quả của vắc xin ngừa vi rút HPV, GS. TS. BS. Nguyễn Trần Hiển - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Y học Dự phòng Việt Nam cho biết: “Vắc xin tứ giá ngừa HPV có hiệu quả gần 100% trong phòng ngừa các tổn thương tiền UTCTC và UTCTC gây ra bởi hai chủng HPV 16,18 cũng như các mụn cóc sinh dục, các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư cơ quan sinh dục khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn… Loại vắc này đã được chứng minh có độ an toàn và hiệu quả cao qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cũng như thực tế sử dụng ở nhiều nước trên thế giới trong hơn 15 năm qua”.

Vắc xin tứ giá ngừa vi rút HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ độ tuổi từ 9-26, tốt nhất là 11 đến 12 tuổi, không quan tâm là đã có quan hệ tình dục hay chưa. Vắc xin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa trước lần quan hệ tình dục đầu tiên. Liều tiêm được chỉ định 3 liều. Theo đó, liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 1 tháng và liều 3 cách liều 2 tối thiểu 3 tháng.

Bên cạnh tiêm vắc xin ngừa HPV, phụ nữ vẫn cần phải tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. 90% ung thư cổ tử cung có thể chữa được nếu phát hiện sớm, bảo tồn tử cung, khả năng sinh nở và tính mạng cho người bệnh.

Để bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình và cho cả thế hệ tương lai khỏi mối đe dọa của UTCTC, việc chung tay cùng chia sẻ thông tin chính xác cũng như chủ động tiêm vắc xin ngừa HPV cần phải thực hiện ngay hôm nay.

Theo Trí Thức Trẻ


ung thư cổ tử cung


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.