- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cụ bà 105 tuổi tiết lộ bí quyết sống thọ đến từ loại củ quen thuộc trong gian bếp
Mùi vị của loại củ này có thể khiến nhiều người e ngại, nhưng lợi ích sức khỏe mà nó mang lại đã được chứng minh.
Bí quyết trường thọ luôn là đề tài được nhiều người quan tâm. Mới đây, cụ bà Helen Tensley (105 tuổi) là cư dân vùng Clarksville, Mỹ chia sẻ về loại thực phẩm mình ăn mỗi ngày để có được sức khỏe dẻo dai, sống lâu như vậy. Điều bất ngờ là thứ mà cụ bà lựa chọn lại là loại thực phẩm mà nhiều người "thấy ghét".
Sống hơn 1 thế kỷ với lối sống lành mạnh, không thuốc lá, ít rượu bia, cụ bà Helen Tensley còn có một thói quen đặc biệt hơn cả: mỗi ngày đều đặn ăn một tép tỏi.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa việc ăn tỏi thường xuyên với tuổi thọ con người. Nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Nutrients đã phân tích dữ liệu từ hơn 27.000 người tham gia, cho thấy những người ăn tỏi ít nhất một lần một tuần có khả năng sống lâu hơn những người không ăn tỏi.
Kết quả nghiên cứu năm 2018 của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy ăn tỏi có thể giúp giảm cholesterol LDL "xấu", từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Nhiều nghiên cứu khác cũng khám phá ra các đặc tính chống ung thư, kháng viêm, tăng cường miễn dịch... của tỏi, góp phần bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Ăn tỏi thế nào tốt nhất cho sức khỏe?
Ăn tỏi sống tốt cho sức khỏe hơn cả tỏi đã nấu chín, từ việc giảm cholesterol, huyết áp đến cải thiện hệ tiêu hóa, theo tờ Hindustan Times.
Tỏi sống có chứa enzyme allicin, có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống ung thư. Nhai tỏi sống có thể giải phóng các hợp chất chứa lưu huỳnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ăn tỏi bằng cách nhai hoặc nghiền nát có thể giúp giảm cholesterol, triglyceride, huyết áp tâm thu và tâm trương ngay cả khi lượng chất béo nạp vào cơ thể tăng lên. Ngược lại, nuốt tỏi sống không có tác dụng đáng kể đến lipid trong máu, huyết áp tâm trương và mức cyclosporine trong máu.
Bạn có thể ăn vài tép tỏi sống mỗi ngày để tận dụng tối đa lợi ích của nó. Ăn nhiều hơn lượng này có thể gây ra chứng axit, ợ nóng.
Nếu không quen ăn tỏi sống bạn có thể ăn tỏi nấu chín hoặc tỏi ngâm, tỏi đen. Tỏi được sử dụng trong hầu hết các món ăn, từ xào, nấu, nướng đến kho, rim... Tuy nhiên, nhiệt độ cao có thể làm giảm lượng allicin. Để hạn chế điều này, nên thêm tỏi vào cuối quá trình nấu. Ngoài ra, tỏi ngâm giấm, tỏi ngâm mật ong... vừa dễ ăn, vừa bảo quản được lâu, lại có tác dụng tăng cường sức khỏe.
Tỏi đen được lên men từ tỏi tươi, có hàm lượng các chất chống oxy hóa cao hơn, vị ngọt nhẹ, dễ ăn hơn tỏi tươi.
- Liều lượng: Mỗi ngày nên ăn khoảng 2-3 tép tỏi, tương đương 4g tỏi tươi. Không nên ăn quá nhiều tỏi vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như khó tiêu, ợ nóng, hôi miệng...
- Thời điểm: Nên ăn tỏi vào buổi sáng khi bụng đói để tăng cường hấp thu allicin. Tuy nhiên, những người có vấn đề về dạ dày nên ăn tỏi sau bữa ăn.
- Kết hợp với thực phẩm khác: Tỏi kết hợp với mật ong, chanh, gừng... sẽ tăng cường hiệu quả cho sức khỏe.
Những lưu ý khi ăn tỏi
- Không ăn tỏi sống khi bụng đói: Allicin trong tỏi có thể gây kích ứng dạ dày khi ăn lúc đói.
- Không kết hợp tỏi với một số loại thuốc: Tỏi có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng sinh. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tỏi nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào.
- Không ăn quá nhiều tỏi: Mặc dù tỏi có nhiều lợi ích, nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi, thậm chí có thể gây kích ứng da.
Những người có bệnh về mắt, huyết áp thấp, rối loạn đông máu, bệnh về dạ dày, người sắp phẫu thuật, phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêu thụ tỏi.
Theo Người Đưa Tin
-
Sức khỏe1 giờ trướcSau điều trị sốt xuất huyết ổn định, người phụ nữ thấy nhức mỏi vai gáy nên được người thân đưa đến phòng khám tư để tiêm thuốc vào vai gáy
-
Sức khỏe2 giờ trướcHoa đậu biếc được coi là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng biết hoa đậu biếc đem lại những tác dụng cụ thể thế nào.
-
Sức khỏe5 giờ trướcDo mâu thuẫn và buồn chuyện gia đình, trong giây phút mất kiểm soát, nam thanh niên đã dùng dao nhọn đâm vào vùng ngực bụng gây thủng gan, mất nhiều máu...
-
Sức khỏe5 giờ trướcThời tiết lạnh trong mùa đông có thể gây suy giảm miễn dịch, làm cho cơ thể dễ bị ốm. Nhâm nhi một thức uống ấm với các thành phần tự nhiên là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới, không chỉ mang lại sự ấm áp mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe7 giờ trướcrái cây cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất, vì vậy xây dựng chế độ ăn trái cây thường xuyên là vô cùng cần thiết.
-
Sức khỏe10 giờ trướcUống sữa đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng có một số điều nên tránh như không đun quá nóng, không dùng cùng thuốc…
-
Sức khỏe20 giờ trướcNam thanh niên 27 tuổi được đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng rất nguy kịch, chấn thương sọ não, mắt, hàm mặt, một tay bị cụt và dập nát, mất thị lực một bên.
-
Sức khỏe21 giờ trướcMặc dù được bác sĩ khuyến cáo cần theo dõi huyết áp để nếu cần sẽ phải uống thuốc. Tuy nhiên, người phụ nữ này bỏ qua cho đến khi phát hiện suy thận mãn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHoa đu đủ đực là dược liệu tốt cho cơ quan hô hấp, có mặt trong nhiều bài thuốc trị ho của y học cổ truyền.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGan đóng vai quan trọng là hệ thống giải độc chính của cơ thể, thường xuyên sử dụng 5 thực phẩm dưới đây sẽ giúp thải độc gan, loại bỏ độc tố hiệu quả hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGS.TS Trần Trung Dũng kể lại những kỉ niệm thú vị xung quanh ca đại phẫu cho nam cầu thủ Nguyễn Xuân Son.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrong tiết học thủ công ở trường tiểu học, bé gái 6 tuổi bị kéo đầu nhọn đâm vào má phải, được đưa đi cấp cứu.