- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cụ bà sống thọ 135 tuổi, bí quyết chính là 1 thói quen cực tốt trước khi ngủ
Có câu nói: Thói quen sống tốt tạo ra sức khỏe; thói quen xấu tạo ra bệnh tật. Đúng là như vậy, sức khỏe và tuổi thọ của bà Seyiti phần lớn có liên quan đến thói quen sinh hoạt vô cùng lành mạnh của bà.
Bí quyết sống thọ trước khi ngủ của cụ bà 135 tuổi
Theo tờ The Straits Times đưa tin, cụ bà Alimihan Seyiti (sống tại Sơ Lặc, địa khu Kashgar, Tân Cương, Trung Quốc) là người sống thọ nhất Trung Quốc. Cụ Seyiti sinh năm 1886, mất vào năm 2021, hưởng thọ 135 tuổi.
Vào năm 2013, cụ Seyiti đứng đầu danh sách những người sống lâu nhất Trung Quốc do Hiệp hội Lão khoa và Người Cao tuổi Trung Quốc bình chọn.
Ở tuổi 128, cụ Seyiti vẫn khỏe mạnh, có thể nghe và nói vô cùng rõ ràng, cụ có thể thoải mái ngân nga các bài hát yêu thích của mình cho người khác nghe.
Khi còn sống, cụ bà Seyiti thường duy trì một lối sống đơn giản, cụ luôn dùng bữa đúng giờ và thích phơi nắng trong sân nhà. Đôi khi, cụ còn giúp trông nom các cháu, chắt của mình.
Có câu nói: Thói quen sống tốt tạo ra sức khỏe; thói quen xấu tạo ra bệnh tật. Đúng là như vậy, sức khỏe và tuổi thọ của bà Seyiti phần lớn có liên quan đến thói quen sinh hoạt vô cùng lành mạnh của bà.
Cụ bà Alimihan Seyiti thường ăn sáng lúc 8 giờ; ăn trưa lúc 12 giờ; ăn tối lúc 6h. Bà không bao giờ ngủ muộn hơn 23 giờ, sáng dậy đúng 7 giờ, luôn ngủ đủ 8 tiếng.
Bà Alimihan Seyiti là người có kiến thức về y học, vì thế bà hiểu rõ "bàn chân là trái tim thứ hai của con người". Nếu như chúng ta bảo vệ được đôi chân của mình, nó sẽ có tác dụng tuyệt vời trong việc trì hoãn lão hóa.
Mỗi tối trước khi ngủ, bà Seyiti có thói quen ngâm chân bằng nước ấm. Trong lúc ngâm chân, bà thường xoa bóp các huyệt đạo ở chân trong 10 phút, nhờ vậy mà khí huyết thông suốt, tâm trạng thoải mái, có thể cảm thấy khoan khoái và bước vào giấc ngủ dễ dàng.
4 bí quyết kéo dài tuổi thọ khác của bà Alimihan Seyiti
1. Luôn sống tích cực và lạc quan
Năm 1903, bà Alimihan Seyiti kết hôn với ông Turdi Ruzi, dù không sinh được con nhưng họ vẫn hạnh phúc với 2 người con nuôi của mình.
Bà Seyiti có tính cách vui vẻ, luôn hòa đồng với người khác. Bà ấy đặc biệt thích trẻ em, thường xuyên chơi đùa cùng chúng để giữ tinh thần vui vẻ nhất.
2. Không sử dụng thực phẩm chức năng
Thuốc bổ cũng là một loại thuốc, nó cũng đòi hỏi gan hoạt động thanh lọc độc tố, do đó bà Seyiti không bao giờ quan tâm đến các loại thực phẩm chức năng. Bà cho biết sức khỏe và tuổi thọ của bà không liên quan gì đến thực phẩm bổ sung, bà ăn ba bữa một ngày, ăn với tâm trạng thoải mái.
Về chế độ ăn của mình, bà Seyiti không hề ăn uống cầu kỳ, bà ăn tất cả những gì mình có, ưu tiên các loại thực vật bao gồm ngũ cốc nguyên hạt; rau xanh, đậu phụ, đậu tương. Đặc biệt bà có thói quen uống một bát nước canh trước bữa ăn.
3. Bà luôn yêu thích lao động
Ở vùng đất Tân Cương, lao động là một thói quen đã được rèn luyện từ khi còn nhỏ. Từ ngày còn trẻ đến khi ở tuổi lục tuần, bà Seyiti chưa bao giờ ngừng lao động. Ở tuổi 100, bà Seyiti vẫn không hề nghỉ ngơi mà thường xuyên làm những công việc phù hợp với sức khỏe của mình.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng lao động có hiệu quả tăng cường hoạt động của các cơ quan khác nhau của cơ thể. Trong đó, chức năng tiêu hóa của dạ dày, chuyển hóa của thận, giải độc của gan sẽ được cải thiện rất nhiều.
4. Chăm khám sức khỏe
Thị trấn Komuxerik nơi bà Seyiti sinh sống được biết đến là một "thị trấn trường thọ", với nhiều người già trên 90 tuổi. Lý do cũng một phần bởi nơi đây có các dịch vụ y tế tốt, chính quyền địa phương nơi đây cung cấp các dịch vụ y tế, khám sức khỏe hàng năm miễn phí và trợ cấp hàng tháng cho những người trên 60 tuổi.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Sức khỏe2 giờ trướcMỗi dịp lễ, Tết chúng ta thường nấu nướng, tiệc tùng nhiều hơn nên có nhiều đồ ăn thừa. Nếu bảo quản không đúng cách sẽ rất dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột.
-
Sức khỏe13 giờ trướcBộ Y tế cho hay nước ta đang tạm dừng sử dụng Evusheld, loại thuốc dự phòng và điều trị Covid-19, để tiếp tục theo dõi, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhiều người bệnh phát hiện bệnh suy thận ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
-
Sức khỏe15 giờ trướcVừa qua Giao thừa, sản phụ được gia đình đưa vào viện mổ đẻ trong tình trạng vỡ ối đã lâu, có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao, đau đớn...
-
Sức khỏe18 giờ trướcCác nhà nghiên cứu cho biết máy sấy sử dụng tia cực tím (UV) để làm kho gel sơn móng tay có thể dẫn đến nguy hiểm, thậm chí cả nguy cơ ung thư.
-
Sức khỏe19 giờ trướcQuảng Ngãi - Dù gia đình biết con mình hóc hạt bí và khi vào viện đã nói với y bác sĩ, tuy nhiên các y bác sĩ đã không cứu được cháu bé.
-
Sức khỏe19 giờ trướcCó tiền sử khỏe mạnh nhưng sau đó anh H. xuất hiện ho khan và đau tức ngực trái. Lo lắng, anh đã vào viện thăm khám.
-
Sức khỏe20 giờ trước5 loại tác nhân virus gây bệnh mới nổi thật sự có khả năng liên quan đến biến đổi khí hậu ở nước ta và một số vùng trên thế giới.
-
Sức khỏe23 giờ trướcNgày Tết nhiều gia đình có thói quen tích trữ đồ ăn. Đặc biệt là không ít nhà gói nhiều bánh chưng, làm các loại mứt để ăn dần đến ra Giêng. Thực tế khi thời tiết nóng ẩm, hoặc đồ ăn để lâu ngày không bảo quản đúng cách dẫn đến nấm mốc, gây hại tới sức khỏe nếu ăn vào.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột số người nhận thấy họ đi vệ sinh nhiều hơn sau khi thưởng thức cà phê.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau tuổi 40, chị em nên tẩm bổ bằng 3 loại "thuốc bổ thượng hạng" này mỗi tuần.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTôi chỉ uống 2 ly rượu nhỏ nhưng mặt đã đỏ phừng phừng. Đây có phải dấu hiệu nguy hiểm không thưa bác sĩ? (An An, 25 tuổi, Đồng Nai).
-
Sức khỏe1 ngày trướcGan nhiễm mỡ là tình trạng có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan. Căn bệnh này có thể gây xơ gan hoặc sẹo gan, thậm chí suy gan và ung thư gan nếu chúng ta không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày 26/1 (mùng 5 Tết), Việt Nam ghi nhận 17 ca mắc COVID-19, tăng gần gấp đôi so với hôm qua. Hiện còn 3 bệnh nhân nặng đang điều trị, giảm 1 ca sau 24 giờ.