- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cúm "nóng" lên, nhiều người ùn ùn tiêm cúm phòng biến chứng
Chuyên gia khuyến cáo cúm là bệnh thường gặp nhưng có thể gây tử vong, kể cả ở người khỏe mạnh, không có bệnh lý nền.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê mỗi năm có khoảng một tỷ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 trường hợp tử vong. Tại một số quốc gia, bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh. Như Nhật Bản ghi nhận số nhiễm cúm tăng vào quý IV hàng năm, trong đó cuối năm 2024 và đầu năm 2025 ghi nhận số nhiễm cao kỷ lục. Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, trong đó năm 2024 ghi nhận hơn 287.000 ca mắc, 8 ca tử vong.
Thời gian gần đây, số ca mắc cúm tăng cao, nhiều ca biến chứng nặng phải thở máy, nhiều người mất Tết vì dính cúm A.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết cúm mùa là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền rất cao khiến cộng đồng thường ghi nhận chùm ca hoặc vụ dịch với hàng chục ca mắc. Bệnh do virus cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với hai nhóm phổ biến gồm A (chiếm khoảng 75% ca bệnh) và B (chiếm khoảng 25%).
Mầm bệnh có thể tồn tại hàng giờ ở bên ngoài môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp. Từ 0-4 độ C, virus có thể sống trong vòng vài tuần. Ở âm 20 độ C và đông khô, virus sống đến vài năm.
Thông thường, cúm thường diễn biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết.
Nhiều người gặp biến chứng khi mắc cúm A
Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn. Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi. Bệnh này khiến nữ diễn viên Từ Hy Viên (Đài Loan, Trung Quốc) qua đời ngày 3/2.
Bác sĩ Chính giải thích bệnh nhân có thể mắc viêm phổi do virus cúm hoặc kèm theo bội nhiễm virus, vi khuẩn khác như phế cầu hoặc tụ cầu vàng. Ví dụ, người bệnh vừa bội nhiễm virus cúm và phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp 8 lần.
Khi trở nặng, người bệnh xuất hiện cơn khó thở, thở nhanh, mệt lả, tím tái môi, lơ mơ. Nhóm nguy cơ cao đối diện nguy cơ tăng nặng bệnh nền, tổn thương đa cơ quan, suy cơ tim, suy hô hấp dẫn tới tử vong.
Virus cúm cũng có thể tác động lên các cơ quan khác như xương, tim, hệ thống thần kinh. Thư viện Y khoa Mỹ trích dẫn một nghiên cứu cho thấy, một nửa số bệnh nhân cúm ở người lớn không có bệnh tim có kết quả điện tâm đồ bất thường khi nhập viện.
Nhiều người chủ động tiêm vắc xin phòng cúm
Theo bác sĩ Chính, cách phòng bệnh hiệu quả là tiêm chủng vắc xin hàng năm, đặc biệt ở nhóm có bệnh mạn tính, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Vắc xin giúp giảm tỷ lệ nhập viện, nguy cơ trở nặng, tử vong do cúm. Như trong mùa cúm năm 2019-2020, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết vắc xin giúp giảm khoảng 7 triệu ca mắc, 100.000 bệnh nhân nhập viện và 7.000 ca tử vong do cúm.
Các nghiên cứu cho thấy, những người đã tiêm vắc xin cúm có nguy cơ phải vào viện chăm sóc đặc biệt (ICU) thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong do cúm thấp hơn 31% so với người chưa tiêm. Ở người cao tuổi và mắc bệnh nền, vắc xin giúp giảm 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Tiêm cúm giúp thai phụ giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 72% nguy cơ trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện do cúm.
Nhiều người chủ động tiêm vắc xin phòng cúm tránh biến chứng nặng
"Chính vì thế, thời gian vừa qua nhiều cha mẹ đã tranh thủ đưa trẻ đi tiêm vắc xin cúm trước khi quay trở lại trường học do lo ngại bị lây nhiễm trong môi trường tập thể. Nhiều người lớn chủ động đưa gia đình đi tiêm vắc xin cúm và vắc xin phòng bệnh hô hấp khác", BS Chính cho hay.
Thống kê với PV ĐS&PL, đại diện Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, số lượng người dân quan tâm, tìm hiểu vắc xin cúm gia tăng cao trong các cuộc gọi tới tổng đài tư vấn và liên hệ qua website, facebook..., Số lượng người dân chủ động đi tiêm cúm cũng gia tăng gần 200% so với ngày thường. Đặc biệt trên nhóm người lớn, người cao tuổi chiếm gần 50% (có cả người dân trễ lịch tiêm cúm trong dịp Tết Nguyên đán và những lo ngại do ca bệnh tử vong gần đây). Chi phí tiêm vắc xin cúm thấp nhưng đem lại hiệu quả bảo vệ cao, giảm các biến chứng do cúm.
Bác sĩ Chính lưu ý ngoài phòng cúm, các bệnh như sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, ho gà, não mô cầu, viêm não Nhật Bản… cũng có xu hướng gia tăng vào mùa xuân, người dân nên chủ động phòng ngừa.
Để tăng hiệu quả phòng bệnh lây qua đường hô hấp, bác sĩ Chính khuyến cáo bên cạnh biện pháp vắc xin, người dân cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, vệ sinh mũi họng hàng ngày. Mỗi người giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, hoặc người nghi ngờ mắc bệnh. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, tránh tự điều trị theo mẹo dân gian khiến bệnh trở nặng.
Theo Đời sống pháp luật
-
Sức khỏe13 phút trướcTheo thông tin từ China Times, vào ngày 9/2, đã có 78 người tại Đài Loan (Trung Quốc) nghi ngờ đột tử do không khí lạnh.
-
Sức khỏe24 phút trướcUống cà phê theo cách này 4-5 ngày/tuần có thể khiến bạn vô tình nuốt phải gần 90.000 hạt vi nhựa mỗi năm.
-
Sức khỏe3 giờ trướcKhông chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp người Việt, nghệ còn là dược liệu quý giá với nhiều lợi ích cho sức khỏe đã được khoa học chứng minh, trong đó có phòng ngừa bệnh cúm.
-
Sức khỏe5 giờ trướcGiấm táo không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp mà còn được biết đến như một "thần dược" với vô vàn lợi ích cho sức khỏe nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá như axit axetic, vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa.
-
Sức khỏe5 giờ trướcMùa Đông Xuân tạo điều kiện cho các bệnh về đường hô hấp gia tăng, trong đó có cúm A. Trước tình trạng các ca mắc cúm gia tăng, người dân đã đổ xô đến các hiệu thuốc để mua thuốc kháng virus tamiflu. Tuy nhiên việc mua thuốc không có chỉ định của bác sĩ sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đáng lưu tâm.
-
Sức khỏe6 giờ trướcNgoài các triệu chứng sốt, ho, đau họng, trẻ nhiễm cúm A thường sốt cao, da mắt sung huyết, nặng có cảm giác khó thở, viêm phổi, viêm tiểu phế quản.
-
Sức khỏe6 giờ trướcRõ ràng không uống được bia rượu nhưng lại nhận tin mắc bệnh gan nặng, phải ghép gan khiến ông Chen (Trung Quốc) sốc nặng.
-
Sức khỏe21 giờ trướcHannah nghĩ rằng đợt ốm kéo dài của mình giống như mọi lần nhưng gia đình kiên quyết đưa cô vào cấp cứu và đưa ra đề nghị với bác sĩ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước rau má từ lâu đã nổi tiếng là một thức uống giải khát tuyệt vời, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng hỗ trợ chức năng gan.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhi thời tiết lạnh, lẩu là lựa chọn đầu tiên của nhiều người. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ ra rằng thành phần của lẩu có thể làm tăng gánh nặng cho thận khi tiêu thụ quá nhiều.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiữa người mắc bệnh ung thư và những người khỏe mạnh có rất nhiều điểm khác biệt. Bao gồm cả những sở thích ăn uống.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người hiểu nhầm hoặc hiểu sai về bệnh cúm và cảm cúm nên không ít người dân chủ quan trong phòng bệnh cúm. Đặc biệt đối với người có bệnh lý nền, người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai…, khiến bệnh có thể diễn tiến nặng.