- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cuộc chiến "sinh tử" của bé Messi chào đời khi thai mới 25 tuần tuổi
Cậu bé Messi tại Việt Nam vừa trải qua cuộc chiến sinh tồn kéo dài gần 4 tháng, kể từ khi chào đời ở tuần thai thứ 25. Trong đó, gia đình đã 2 lần quyết tâm xin chuyển viện để cứu con.
Khi đang mang thai tuần thứ 25, chị H.V. (33 tuổi, quê Khánh Hòa) bất ngờ lên cơn gò chuyển dạ, rỉ nước ối.
Lo lắng cho cháu trai đầu lòng sắp sinh non, bà N.T.L. xin bác sĩ cho con dâu chuyển viện vào Nam. Sau 2 tiếng lưu viện, xe cấp cứu cùng đội ngũ y bác sĩ đưa thai phụ vượt hơn 400 km đến TPHCM.
Chào đời khi thai mới 25 tuần tuổi, bé trai đối diện với hàng loạt nguy cơ tử vong (Ảnh: BV).
10 phút sau khi nhập viện ở TPHCM, bác sĩ đánh giá chị V. đã cạn ối, phải tiêm thuốc giục sinh. Bé trai chào đời trong đêm ở tuổi thai 25 tuần 2 ngày, nặng 800 gram, cử động yếu, phải đặt nội khí quản thở máy, bơm surfactant. Vì sinh non, các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện, khả năng sống của em bé rất mong manh.
Để cầu mong bé có thể kiên cường thoát khỏi lưỡi hái tử thần, gia đình chị V. quyết định gọi con là "Messi", theo tên một cầu thủ bóng đá nổi tiếng, với rất nhiều trận đấu chuyển bại thành thắng.
Thời gian đầu, bé trai đáp ứng tốt, cân nặng tăng lên 1.500gram. Nhưng 5 tuần sau sinh, bé Messi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như viêm phổi, thở lõm ngực, nhiều đàm nhớt. Dù sử dụng đủ loại kháng sinh liều cao, 2 đợt thuốc cải thiện chức năng phổi dài ngày, sức khỏe cháu bé diễn tiến không mấy khả quan.
Em tiếp tục đặt ống thở lần 2, đối diện nguy cơ không thể cai máy thở. Kế đến, bé nằm bất động, tím người. Không ít lần, bác sĩ báo gia đình hãy chuẩn bị tinh thần, vì bé chỉ còn 10% hy vọng sống, liên tục có cơn ngưng thở.
"Nếu thằng bé có vấn đề gì, con không sống được" - chị V. khóc nói với mẹ chồng. Lúc này, bà L. quyết định xin chuyển viện lần 2, tìm cơ hội cứu cháu nội.
Sau khi bị một vài nơi từ chối vì nguy cơ tử vong trên đường chuyển viện, bà L. được một bệnh viện đa khoa khác tại TPHCM chấp nhận lời khẩn cầu điều trị cho bé Messi.
Con trai chị V. những ngày đầu khi chuyển vào bệnh viện thứ 3 (Ảnh: BV).
Sau khi xem hồ sơ, TS.BS Cam Ngọc Phượng, chuyên gia trong ngành hồi sức sơ sinh nhận định, trường hợp của con trai chị V. là ca bệnh rất khó, vì bé sinh cực non, nhiễm trùng sơ sinh nặng và đang lệ thuộc hoàn toàn vào máy thở. Dù có nhiều nguy cơ, các bác sĩ quyết tâm tìm mọi cách cứu bé, trên tinh thần còn nước còn tát.
Một ngày cuối tháng 3, ekip Hồi sức sơ sinh đưa xe đến đón bé, với đầy đủ các phương tiện như nôi chuyên dụng, máy thở, hệ thống hút đàm, giữ ấm. Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng sẵn sàng áp dụng các kỹ thuật hồi sức ngay trên xe cứu thương, nếu có bất trắc xảy ra.
Khi về đến bệnh viện thứ 3, bé trai lập tức được thở máy rung tần số cao, giảm được mức sử dụng oxy của bé xuống dần từ 100% xuống 60%. Quá trình điều trị, các y bác sĩ phải tập trung theo dõi từng nhịp tim, nhịp thở, tập massage, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cho bé.
Thực hiện xét nghiệm cấy máu nhưng không tìm thấy vi trùng, vi khuẩn trong đường thở, bác sĩ đặt nghi vấn bé nhiễm một loại siêu vi, phối hợp với tình trạng lâm sàng khiến bệnh trở nặng.
Kết quả không nằm ngoài phỏng đoán, bé được phát hiện virus cytomegalo (CMV) trong máu, gây viêm phổi nặng, khiến bệnh nhi không đáp ứng với những thuốc kháng sinh thông thường.
Bé trai hồi phục sau gần 4 tháng điều trị trong sự vui mừng của gia đình (Ảnh: BV).
Từ đó, con chị V. được điều trị thuốc đặc hiệu, kháng virus hiệu quả. Sức khỏe khá lên từng ngày. Kiểm tra não, tim bình thường, bệnh võng mạc do sinh non cũng được điều trị ổn định.
Đến giữa tháng 5, sau gần 4 tháng điều trị, bé Messi đã nặng 2,9kg, cai thở oxy, rời phòng hồi sức và được ra khu điều trị nội trú nằm cùng mẹ. Được ôm con, chị V. trào nước mắt, còn bà nội mừng đến độ mất ngủ.
Nhờ tinh thần không bỏ cuộc của gia đình và sự cố gắng hết sức của các y bác sĩ, kỳ tích đã xảy ra.
Theo báo cáo của Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Phát triển con người của Mỹ (NICHD), trẻ sinh non dưới 24 tuần tuổi có ít cơ hội sống sót. Trẻ sinh non ở tuần thứ 26 có cơ hội sống sót khoảng 78%, và sinh sau 28 tuần tuổi thai có khả năng sống sót đến 80-90%. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 103.500 trẻ sinh non và 17.000 trẻ tử vong trong vòng 28 ngày sau sinh. Tử vong sơ sinh vẫn còn chiếm tới 2/3 trong tổng số tử vong trẻ dưới 1 tuổi. |
Theo Dân Trí
-
Sức khỏe5 giờ trướcHPV là thủ phạm hàng đầu gây ung thư cổ tử cung ở nữ. Virus này dễ lây nhiễm hơn cả HIV, viêm gan B.
-
Sức khỏe5 giờ trướcKhông chỉ quả ổi mà lá ổi cũng rất tốt cho sức khoẻ, dưới đây là những người nên uống nước lá ổi thường xuyên.
-
Sức khỏe8 giờ trướcGiám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) thông tin về diễn biến sự việc sản phụ 29 tuổi tử vong sau sinh.
-
Sức khỏe9 giờ trướcGiai đoạn đầu mùa khô nhưng khu vực Nam bộ đang xuất hiện những cơn mưa trái mùa, thời tiết nóng lạnh thất thường. Bác sĩ cảnh báo khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm siêu vi gây biến chứng viêm cơ tim tối cấp.
-
Sức khỏe10 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, vậy trứng luộc và trứng chiên cái nào tốt hơn?
-
Sức khỏe11 giờ trướcMột học sinh ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu nghi do điện thoại phát nổ trong lúc sạc. Vụ nổ đã gây thương tích nghiêm trọng cho nam sinh này.
-
Sức khỏe11 giờ trướcTình trạng tóc bạc sớm có thể được cải thiện nhờ ăn thực phẩm giúp bảo vệ nang tóc và giảm tốc độ bạc tóc.
-
Sức khỏe13 giờ trướcHôm nay (2/1), ô nhiễm không khí trở nên nghiêm trọng hơn những ngày qua khi một màu tím (ô nhiễm ở ngưỡng rất xấu – rất có hại cho sức khoẻ mọi người) bao trùm toàn bộ Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, một số điểm đó còn lên ngưỡng nâu (ngưỡng nguy hiểm nhất do ô nhiễm không khí với khuyến cáo mọi người cần ở trong nhà).
-
Sức khỏe14 giờ trướcLá tía tô là loại rau gia vị được sử dụng trong các món ăn và còn là bài thuốc trị nhiều bệnh, vậy uống nước lá tía tô có giúp giảm viêm mũi?
-
Sức khỏe16 giờ trướcMột số thói quen như đun quá lâu, uống khi nóng… có thể khiến món nước canh phản tác dụng, gây hại cho sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe17 giờ trướcTầm bóp là loại rau dại tốt cho sức khoẻ, dưới đây là những người nên ăn rau tầm bóp thường xuyên.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNgười dân cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế có điều trị đột quỵ gần nhất khi phát hiện các dấu hiệu điển hình của đột quỵ như: Đột ngột méo miệng, nói khó, yếu liệt tay chân hoặc mất ngôn ngữ…
-
Sức khỏe1 ngày trướcDưa muối là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng không phải ai cũng ăn được, dưới đây là những người nên hạn chế ăn dưa muối.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày 1/1/2025, thông tin từ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp bị vết thương hỏa khí phức tạp do chơi pháo tự chế.