Đã vào mùa thủy đậu: Căn bệnh gây biến chứng nặng nề không được coi thường

Phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu, bản thân có thể gặp nguy hiểm do biến chứng. Trẻ được sinh ra cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu, bản thân có thể gặp nguy hiểm do biến chứng. Trẻ được sinh ra cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Bệnh thủy đậu "vào mùa", phụ nữ nên chú ý

Với người bình thường, nếu mắc bệnh thủy đậu thì chỉ lo lắng về sẹo để lại sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, thai phụ có nguy cơ bị biến chứng sang viêm phổi, tổn thương hệ thần kinh, thậm chí gây tử vong.

Đối với phụ nữ mang thai từ 3 tháng trở xuống, thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng dẫn tới hội chứng sẹo thủy đậu bẩm sinh (sẹo ở da), chậm phát triển, đục thủy tinh thể, sảy thai, thai lưu,..

Thai phụ nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh.

Trong quá trình mang thai, thai phụ bị nhiễm thủy đậu cần tiến hành siêu âm chi tiết để phát hiện các dấu hiệu khuyết tật, hay các vấn đề bất thường ở thai nhi.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng Khoa Nhiễm của Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM thì từ tháng 2 đến tháng 6 là "mùa của bệnh thủy đậu", tháng 4-5 bệnh phát triển và lây lan mạnh nhất. Vì vậy, phụ nữ chưa từng bị bệnh thủy đậu nhưng có kế hoạch sinh con vào thời gian này thì nên đi tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh.

"Thời gian tốt nhất để phụ nữ mang thai là 1-3 tháng sau khi tiêm phòng thủy đậu. Tuy nhiên, nếu vừa tiêm phòng xong mà người được tiêm vẫn có thai thì không cần phải can thiệp đến thai nhi. Phụ nữ đang cho con bú cũng có thể tiêm ngừa thủy đậu.", bác sĩ Khanh cho biết.

Theo bác sĩ Khanh, phụ nữ có ý định mang thai hoặc đang có con thì việc tiêm ngừa rất cần thiết. Tại Việt Nam, người dân tiêm phòng không đều nên nguy cơ bùng phát thủy đậu rất cao. Để phòng tránh và đảm bảo không mắc bệnh, mọi người nên tiêm vắc-xin 2 lần, mỗi lần tiêm cách nhau ít nhất 3 tháng.

Đã vào mùa thủy đậu: Căn bệnh gây biến chứng nặng nề không được coi thường - Ảnh 1.

Bác sĩ Khanh cảnh báo thủy đậu đang có hiện tượng truyền ngược từ người lớn sang trẻ nhỏ.

Hiện tại, thủy đậu đang có hướng lây ngược từ người lớn sang trẻ con, nhất là từ phụ nữ ở độ tuổi 24-28. Mẹ truyền sang con.

Vừa qua, bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận một trẻ sơ sinh mới 20 ngày tuổi nhập viện điều trị dài ngày vì nhiễm thủy đậu từ mẹ của bé. May mắn, bé vào điều trị sớm nên không gặp biến chứng nhiều như những trẻ khác. Với bệnh thủy đậu, trẻ càng nhỏ, khả năng biến chứng do bệnh gây ra càng cao.

Trong quá trình mang thai, nếu thành viên khác trong gia đình mắc bệnh, thai phụ cần cách ly ngay vì thủy đậu lây lan rất nhanh qua hô hấp và lây gián tiếp qua dịch tiết từ người bệnh. Bệnh này lây cho đến khi hết người nhiễm thì mới dừng lại.

Thai phụ cần lưu ý tháng 4-5 là thời gian thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Khi mang thai, nếu không có việc cần thiết, thai phụ không nên đến nơi đông người, nơi đã và đang có người mắc bệnh.

Nếu gặp các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi và nổi bóng nước khắp người, đường kính bóng nước từ 2 – 5mm, người mắc bệnh hãy đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng cách để bảo vệ bản thân lẫn thai nhi. Nếu để lâu, thai phụ có thể tử vong vì viêm phổi do virus varicella trong quá trình nhiễm bệnh thủy đậu.

Khi nhiễm bệnh, thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, giữ vệ sinh cơ thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ để lại sẹo, nhiễm trùng vết thương.

Bệnh thủy đậu (còn được gọi là bệnh trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào tháng 2-6 hàng năm. Bệnh này rất dễ lây truyền qua đường hô hấp và truyền gián tiếp qua tiếp xúc dịch tiết của người bệnh.

Khoảng 10 - 14 ngày sau khi xâm nhập vào cơ thể, người bệnh có những biểu hiện: sốt, biếng ăn, đau đầu, đau cơ, nôn ói… Sau đó cơ thể sẽ nổi các nốt ban đỏ, mụn nước từng đợt. Bắt đầu nổi ở vùng đầu mặt, chi và lan nhanh đến khắp cơ thể.

Nếu chọc vỡ những mụn nước này, mụn nước sẽ to hơn và để lại sẹo lồi lõm mất thẩm mỹ. Khi vết thương bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ, nếu không được chăm sóc kỹ, từ nhiễm trùng thông thường, người bệnh sẽ bị nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

Sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu (nhìn như gốc rạ). Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng. Thông thường bệnh diễn biến kéo dài khoảng 2 tuần.

40% thai phụ tử vong vì viêm phổi do virus varicella.

3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bị thủy đậu, thai nhi có nguy cơ bị Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4%. Em bé sẽ bị sẹo bẩm sinh trên da. Ngoài ra thai nhi còn có thể mắc các dị tật khác như: đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, chi ngắn, chậm phát triển,…

Nếu người mẹ bị nhiễm thủy đậu trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, sản phụ không có đủ thời gian tạo kháng thể để truyền cho thai nhi trước sinh, nên trẻ được sinh ra rất dễ bị thủy đậu lan tỏa, tử vong. 25 – 30% trẻ sơ sinh tử vong vì bệnh này.

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bệnh không ảnh hưởng đến thai nhi.

Để phòng bệnh thủy đậu khi mang thai, phụ nữ có ý định sinh con nên tiêm phòng thủy đậu ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Không đến những nơi đang có người bị bệnh.

Nếu bị mắc bệnh, thai phụ cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách. Không tự điều trị bằng các phương pháp dân gian như: tắm gốc rạ, uống nước gốc rạ, bôi các chất dịch lên mụn nước,... vì rất dễ gây nhiễm trùng dẫn đến biến chứng nặng nề.


Theo Trí Thức Trẻ

phụ nữ mang thai

thủy đậu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.