Đàn ông hãy ăn đậu phụ thoải mái, đừng lo ‘mất giống’

Hầu hết đàn ông đều được “tuyên truyền” ăn đậu phụ sẽ làm giảm số lượng tinh binh, ảnh hưởng chất lượng sinh sản.

Hầu hết đàn ông đều được “tuyên truyền” ăn đậu phụ sẽ làm giảm số lượng tinh binh, ảnh hưởng chất lượng sinh sản.

Thông tin cho rằng đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới không mới. Tuy nhiên cho đến nay, đây vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi và có rất ít sự đồng thuận từ nhiều nghiên cứu.

Ban đầu, những nghiên cứu trên chuột cho thấy, những con chuột đực dùng nhiều isoflavones (hợp chất có nguy cơ bị rối loạn sinh sản cao hơn.

Trên người, nghiên cứu về “tác hại” của đậu nành với sức khoẻ sinh sản nam giới được nhiều người biết đến là của TS Jorge Chavarro cùng các cộng sự tại Trường Y tế Công cộng Harvard ở Boston, Massachusetts, Mỹ.

Nhóm nghiên cứu làm thí nghiệm với 100 cặp đôi, trong đó yêu cầu các ông chồng cung cấp chỉ số cân nặng, chiều cao, các mẫu tinh dịch và hoàn tất bảng câu hỏi về 15 loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như súp miso, đậu phụ, sữa đậu nành... trong vòng 3 tháng trước đó. 

Đàn ông hãy ăn đậu phụ thoải mái, đừng lo ‘mất giống’-1
Đến nay, chưa có bằng chứng chứng minh đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các quý ông 

Kết quả cho thấy những người đàn ông tiêu thụ một nửa khẩu phần ăn có nguồn gốc đậu nành mỗi ngày sẽ có trung bình 65 triệu tinh trùng/ml tinh dịch, trong khi người bình thường ở mức 80-120 triệu con.

Tuy nhiên vị chuyên gia này cung cấp thêm, đàn ông ở Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc... tiêu thụ nhiều đậu nành hơn những người tham gia thử nghiệm nhưng vẫn không phát hiện bất thường về số lượng tinh trùng cũng như chất lượng sinh sản.

TS Jorge Chavarro thừa nhận, mối liên hệ giữa đậu nành và số lượng tinh trùng trong nghiên cứu của ông có thể có được do hầu hết những người tham gia đều bị thừa cân hoặc béo phì (chiếm 72%) khiến cơ thể sản xuất nhiều estrogen hơn so với bình thường.

Hệ thống y tế quốc gia của Anh cũng nhấn mạnh, đây chỉ là nghiên cứu cắt ngang, đồng nghĩa không thể thiết lập được mối liên hệ nhân quả giữa chất lượng tinh trùng và chế độ ăn uống.
Nghiên cứu này không thể xác định được nguyên nhân và hậu quả, tức không xác định được lượng đậu nành thu nạp có thực sự ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

Ngoài ra, nghiên cứu của TS Jorge Chavarro chỉ dựa vào dữ liệu hồi cứu để xác định lượng thức ăn thông qua câu trả lời của người tham gia mà không có công cụ đánh giá chính xác lượng sản phẩm đậu nành thực tế.

Nghiên cứu của TS Mark Messina từ ĐH Loma Linda đồng thời là Giám đốc Viện Dinh dưỡng Đậu nành Mỹ cũng đã công bố kết quả phân tích nhóm nam giới từ 18-35 tuổi, cho thấy đậu nành và sản phẩm chứa isoflavones đều không làm thay đổi nồng độ testosterone ở nam giới cũng như ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng.

Tại Nhật Bản, người dân ở đây sử dụng rất nhiều sản phẩm từ đậu nành từ khi còn bé nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng tinh trùng của đàn ông đất nước mặt trời mọc vẫn cao ngang với đàn ông ở Bắc Âu và nồng độ testosterone cao ngang với đàn ông Mỹ.

Như vậy, đến nay chưa có bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào về mối liên hệ giữa đậu nành với khả năng sinh sản ở nam giới. Thay vì hạn chế ăn đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành, để giữ gìn sức khoẻ sinh sản, các quý ông hãy quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng trực diện hơn như hút thuốc lá, uống rượu bia, lười vận động.

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành chứa nhiều chất đạm, vitamin D giúp dễ tiêu hóa và là một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Không những các sản phẩm từ đậu nành còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, cao huyết áp cũng như giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông.

Theo VietNamNet


đậu phụ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.