Đánh răng sau bữa ăn có là tốt? Đây là 6 sai lầm phổ biến nhất khi đánh răng

Không phải cứ đánh răng nhiều là tốt, đánh sai thời điểm sẽ khiến răng miệng xuất hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Đánh răng là thói quen tốt phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Để giữ cho răng luôn khỏe mạnh, mọi người cần phải tránh những sai lầm phổ biến sau đây:

Đánh răng ngay sau bữa ăn có phải là thói quen tốt?

Một số người có thói quen đánh răng ngay sau bữa ăn, hoặc bất cứ khi nào họ ăn cái gì đó. Thực tế thì điều này không có lợi cho răng. Một lượng lớn thực phẩm có tính axit bám vào răng, làm mềm lớp men trên bề mặt răng, thậm chí là phản ứng với các phân tử canxi và phốt pho khiến răng trở nên yếu. Vì thế, đánh răng vào lúc này sẽ làm hỏng men răng ngay.

Đánh răng sau bữa ăn có là tốt? Đây là 6 sai lầm phổ biến nhất khi đánh răng-1Ảnh: Grape

Nha sĩ khuyên sau bữa ăn nên súc miệng bằng nước hoặc uống một ly sữa nhỏ. Sữa tương tự như nước súc miệng, có thể làm sạch miệng, trung hòa axit, thúc đẩy quá trình phục hồi men răng diễn ra nhanh.

Nếu bạn vẫn muốn đánh răng sau bữa ăn, bạn cần đợi 30 phút. Lúc này, lớp bảo vệ của răng đã được phục hồi và việc đánh răng sẽ không làm hỏng men răng.

Những lỗi thường gặp khi đánh răng

1. Đánh răng theo chiều ngang

Đánh răng theo chiều ngang rất khó để lấy hết các mảng bám trên răng. Hơn nữa, thói quen này còn khiến cho men răng bị mòn, chân răng dễ lung lay và trở nên nhạy cảm. Nhiều người bị đau răng vào mùa đông cũng là do chân răng bị mòn.

Lời khuyên: Đánh răng theo chiều dọc để bảo vệ răng tối đa.

2. Đánh răng bằng nước lạnh

Việc súc miệng bằng nước lạnh có thể khiến ngà răng bị nhạy cảm, không có lợi cho các hoạt chất trong kem đánh răng. Thành phần chính trong kem đánh răng là các chất ma sát và florua. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã phát hiện ra rằng nhiệt độ tối ưu mà các thành phần hoạt động này hoạt động là khoảng 37 độ C.

Lời khuyên: Tốt nhất nên sử dụng nước ấm gần với nhiệt độ cơ thể khi đánh răng.

Đánh răng sau bữa ăn có là tốt? Đây là 6 sai lầm phổ biến nhất khi đánh răng-2
Ảnh: Epark

3. Thời gian đánh răng quá ngắn

Nhiều người nghĩ rằng mục đích của việc đánh răng là loại bỏ vụn thức ăn. Nhưng trên thực tế, mục đích của việc đánh răng là loại bỏ mảng bám. Lớp mảng bám này bám trên bề mặt răng và nướu, chứa nhiều vi khuẩn gây sâu răng. Nhiều người đánh răng rất nhanh, chưa tới 1 phút đã xong.

Không cần thiết phải đánh răng sau mỗi bữa ăn, vì phải mất hơn 12 giờ mảng bám mới bám vào răng. Một số người bảo vệ răng bằng cách đánh răng thường xuyên. Trên thực tế, điều đó là không cần thiết, đánh răng quá nhiều sẽ làm mòn men răng.

Lời khuyên: Đánh răng khoảng 2 phút.

4. Đánh răng quá mạnh

Đánh răng quá mạnh có thể làm tổn thương nướu và răng. Dùng lực quá mạnh khi đánh răng không phải là cách để làm sạch răng. Nếu đánh răng không đúng cách, việc sử dụng lực chỉ khiến răng bị tổn thương hơn.

Lời khuyên: Đánh răng vừa phải, tránh chà xát quá mạnh.

5. Đánh răng trước khi ăn sáng

Nhiều người có thói quen đánh răng sau khi thức dậy rồi mới ăn sáng. Do đó, các thành phần bảo vệ răng không có “cơ hội” ở lại trong răng và bị trôi vào trong dạ dày cùng với thức ăn sáng.

Lời khuyên: Đánh răng sau bữa ăn từ 20 – 30 phút. Sau khi ngủ dậy súc miệng bằng nước ấm và ăn sáng, sau đó 20 phút mới đánh răng.

6. Bàn chải đánh răng quá lớn

Bàn chải đánh răng quá lớn thì không thể linh hoạt trong việc làm sạch khoang miệng, bàn chải nhỏ quá thì việc làm sạch tốn thời gian hơn. Do vậy, việc chọn bàn chải có kích thước phù hợp là rất quan trọng, kích thước đầu bàn chải có chiều rộng bằng 2,5 – 3 cái răng là hợp lý nhất.

Lời khuyên:  Chọn mua bàn chải thích hợp và thay bàn chải 3 tháng 1 lần.

Theo Báo Giao Thông

Xem link gốc Ẩn link gốc https://baogiaothong.vn/danh-rang-sau-bua-an-co-la-tot-day-la-6-sai-lam-pho-bien-nhat-khi-danh-rang-d464246.html

đánh răng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.