- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đau 3 vùng này, coi chừng ung thư phổi
Ung thư phổi không chỉ gây ra các triệu chứng về đường hô hấp mà còn gây ra cả những cơn đau.
Đau là một dấu hiệu rất thường gặp ở các bệnh ung thư. Theo thống kê, có khoảng 75% bệnh nhân ung thư phải sống chung với các cơn đau mạn tính. Ung thư phổi là một trong số các bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới, có tỷ lệ tử vong cao.
Trong một phân tích tổng hợp từ 32 nghiên cứu liên quan tới bệnh nhân ung thư phổi của Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (IASP- International Association for the Study of Pain), 47% bệnh nhân cho biết họ có dấu hiệu đau. Phần lớn những bệnh nhân này bị đau do khối u gây ra (73%). Số còn lại cho biết cơn đau của họ có liên quan tới quá trình điều trị bệnh.
Theo đó, có 3 vị trí đau mà bệnh nhân ung thư phổi thường gặp đó là đau ở vùng ngực, đau ở vai và đau trên mặt.
Đau vai có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi (Ảnh: ST)
Đặc điểm cơn đau ở bệnh ung thư phổi
Cơn đau của bệnh ung thư phổi được mô tả là đau liên tục, đau nhức khó chịu, đôi khi là đau nhói. Trong một số trường hợp, đau có thể là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên Current Treatment Options in Oncology vào năm 2016, khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện đau ngực khi được chẩn đoán bệnh. Mức độ đau tăng dần theo giai đoạn bệnh và cơn đau nặng nề nhất ở các giai đoạn sau. Cơn đau cũng có thể trầm trọng hơn khi bệnh nhân ho, cười hoặc hít thở sâu. Nguyên nhân dẫn tới đau ngực khi bị ung thư phổi là do khối u chèn ép vào dây thần kinh tại vùng ngực.
Nếu khối u phát triển ở đỉnh phổi có thể chèn ép vào nhóm dây thần kinh tại vai và dẫn tới đau vai. Nhiều bệnh nhân cũng cho biết cơn đau từ vai có thể lan sang cả cánh tay. Các cơn đau này cũng có thể lan tới phần đầu, cổ. Trong một số báo cáo, các bệnh nhân ung thư phổi cho biết họ bị đau từng cơn ở mặt, đặc biệt đau khi nằm xuống hoặc giơ tay lên.
Theo các nhà nghiên cứu, dấu hiệu đau mặt ở bệnh ung thư phổi phát triển do khối u trong phổi tạo ra áp lực lên tĩnh mạch chủ dẫn lên mặt. Ngoài ra, cơn đau cũng có thể xảy ra khi các kháng thể chống ung thư của cơ thể tấn công nhầm vào tế bào thần kinh bình thường trên mặt. Bệnh nhân ung thư phổi có thể bị đau ở tai, vùng thái dương và đôi khi ở hàm.
Hình ảnh mô phỏng ung thư phổi (Ảnh: ST)
Các dấu hiệu khác của ung thư phổi
Ngoài các cơn đau, ung thư phổi còn có các triệu chứng khác bao gồm:
- Ho dai dẳng
- Ho ra máu
- Thở khò khè
- Hụt hơi
- Khàn tiếng
- Giảm cân không chủ đích
- Ăn không ngon miệng
- Mệt mỏi, kiệt sức
- Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, nhiều bệnh nhân ung thư phổi chỉ xuất hiện triệu chứng cho tới khi bệnh đã tới giai đoạn muộn. Lúc này, các tế bào ung thư đã lan tới nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể và có triệu chứng ngay trên cơ quan đó. Ví dụ, nếu di căn tới xương, bệnh nhân có thể bị đau lưng hoặc hông; di căn tới hệ thần kinh, bệnh nhân có vấn đề về thăng bằng, tê hoặc yếu các chi và co giật; di căn gan, bệnh nhân sẽ bị vàng da.
Việc phát hiện sớm bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị. Chính vì thế, nếu thấy các biểu hiện nghi ngờ ung thư phổi, hãy tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra.
Theo Phụ nữ mới
-
Sức khỏe1 giờ trướcNước ép lựu không chỉ thơm ngon, đẹp mắt, mà còn mang lại nhiều lợi ích ngoài sự mong đợi của bạn.
-
Sức khỏe2 giờ trướcMột số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến bệnh tim mạch, đáng lo chúng rất quen thuộc trong bữa cơm của nhiều người.
-
Sức khỏe3 giờ trướcDù thơm ngon nhưng 3 loại đồ uống này có thể gây hại cho sức khỏe, mọi người nên hạn chế sử dụng.
-
Sức khỏe5 giờ trướcTrà gừng là loại đồ uống có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng nên sử dụng ở mức độ vừa phải.
-
Sức khỏe6 giờ trướcChuối là loại quả ngon miệng, quen thuộc đối với nhiều người, chuối tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ăn cùng thực phẩm nào cũng được.
-
Sức khỏe6 giờ trướcNgày nay, giấy bạc rất phổ biến trong nấu nướng. Tuy tiện lợi, góp phần tạo ra nhiều món ăn độc đáo nhưng nếu dùng giấy bạc sai cách thì hậu quả cũng khôn lường.
-
Sức khỏe9 giờ trướcHai tuần trước khi trải qua cuộc vượt cạn, chị T. nằm điều trị tại Bệnh viện K trong tình trạng đau đớn vì căn bệnh ung thư đã di căn. May mắn, hai bé song sinh nặng 1,8kg đã chào đời khỏe mạnh.
-
Sức khỏe22 giờ trướcNhững người có khả năng tự miễn dịch mạnh thường có sức khỏe tốt, ít bị các vi khuẩn, virus bên ngoài xâm nhập và ít mắc bệnh. Bạn có phải là một trong số đó?
-
Sức khỏe1 ngày trướcBạn không uống rượu, bia nhưng vô tình ăn một số loại hoa quả nhiều đường để chín quá lên men có thể sinh ra cồn trong hơi thở.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông, có những người thường xuyên gặp tình trạng chân tay tê cóng mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày hoặc được ủ cả tiếng trong chăn ấm, thậm chí còn toát mồ hôi. Nguyên nhân có thể là vì đã mắc một số bệnh lý sau.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMạch máu gặp vấn đề có thể gây ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo mạch máu không khỏe là vô cùng quan trọng.