Đau bụng cả tháng không đỡ, phát hiện sinh vật lạ bò dưới da khi đi khám

Người phụ nữ bị đau bụng điều trị một tháng tại bệnh viện tuyến dưới không đỡ. Khi bà vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bác sĩ phát hiện sinh vật lạ đang bò chậm dưới da của nữ bệnh nhân.

Bà N.N.L (65 tuổi, trú tại Quảng Ninh) được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) với triệu chứng đau bụng vùng thượng vị, đi ngoài nhiều lần (20-25 lần/ngày), cơn đau bụng kéo dài và ngứa da kéo dài hơn một tháng.

Bác sĩ phát hiện bà L. xuất hiện các tổn thương ngoài da như sẩn ngứa, các đường hằn tròn trên tay và thân mình kèm theo sán di chuyển dưới da.

Bà L. cho biết, gia đình nuôi một con chó lớn từng có sán. Hằng ngày, người bệnh tiếp xúc với chó không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Đây là nguyên nhân dẫn tới nhiễm ký sinh trùng.

Tại Khoa Nội Tổng hợp, bà L. được chỉ định làm các xét nghiệm và có kết quả dương tính với sán lá gan lớn, giun đũa chó mèo, chỉ dấu phản ứng dị ứng của cơ thể tăng vọt (gấp hơn 16 lần). Các bác sĩ đã điều trị sán lá gan lớn và giun đũa chó mèo cho bệnh nhân. 

Đau bụng cả tháng không đỡ, phát hiện sinh vật lạ bò dưới da khi đi khám-1Ấu trùng giun bò dưới da của nữ bệnh nhân do lây từ chó mèo. Ảnh: Phương Thúy. 

Ấu trùng giun đũa chó mèo là ký sinh trùng xuất hiện nhiều trong những năm gần đây do thói quen nuôi thú cưng tăng lên ở giới trẻ. Bệnh gây ra các tổn thương ở gan, não, lách, thận và ngứa nổi mẩn kéo dài. Mỗi năm, cả nước có khoảng 20.000 người nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo được phát hiện.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bất kỳ ai cũng có thể nhiễm giun đũa chó, mèo, trẻ em nhưng người nuôi thú cưng có nguy cơ cao hơn. Ấu trùng giun đũa chó, mèo khi nhiễm qua người sẽ di chuyển nhiều nơi gây rối loạn ở các cơ quan nội tạng khác nhau.

Đau bụng cả tháng không đỡ, phát hiện sinh vật lạ bò dưới da khi đi khám-2Nữ bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BSCC.

Triệu chứng biểu hiện gồm vết sẩn đỏ, ngứa. Ấu trùng di chuyển xuất hiện một hay nhiều đường ngoằn ngoèo gồ cao hơn mặt da xung quanh, dài thêm 10-20mm mỗi ngày. Một số người có thể gặp tổn thương mụn nước, bọng nước, sưng đỏ, phù nề hoặc nhiễm trùng tại chỗ.

Để phòng bệnh, bác sĩ Ninh khuyến cáo người nuôi thú cưng cần tẩy giun định kỳ và vệ sinh môi trường sống của chó, mèo.

Khi tiếp xúc với thú nuôi, đặc biệt khi dọn phân, luôn sử dụng găng tay, đi giày dép. Luôn đảm bảo giặt sạch sẽ quần áo và rửa dụng cụ sau khi tiếp xúc với thú cưng hoặc khu vực có nguy cơ nhiễm giun. Thường xuyên lau sàn nhà bằng dung dịch có khả năng sát khuẩn, tẩy giun, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn…

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/dau-bung-ca-thang-khong-do-phat-hien-sinh-vat-la-bo-duoi-da-khi-di-kham-2372491.html

ký sinh trùng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.