Đau đầu với những nguy cơ "ẩn" trong mỹ phẩm và dầu gội

Trong khi các khiếu nại liên quan đến dầu gội, đồ trang điểm đang tăng cao thì vấn đề xử lý hay "loại bỏ" chúng khỏi thị trường không đơn giản.

Trong khi các khiếu nại liên quan đến dầu gội đầu, đồ trang điểm đang tăng cao thì vấn đề xử lý hay "loại bỏ" chúng khỏi thị trường không đơn giản, ngay cả tại Mỹ - một trong những nơi được tin là thực thi luật bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả.

Ngày càng nhiều khiếu nại

Nghiên cứu mới cho thấy những khiếu nại liên quan đến các sản phẩm hóa mỹ phẩm như dầu gội và đồ trang điểm đang tăng cao tại Mỹ. Cục Quản lý Thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ (FDA) đã bắt đầu theo dõi nhiều hơn vấn đề này từ cách đây cả thập kỷ, nhưng việc buộc phải xử lý hay thậm chí loại bỏ chúng khỏi thị trường - không hề dễ dàng.

Hiện các công ty sản xuất mỹ phẩm không có nghĩa vụ pháp lý trong việc báo cáo các vấn đề sức khỏe do sử dụng sản phẩm của họ với FDA.

Những mỹ phẩm không cần phải trải qua quá trình phê duyệt trước khi được đưa lên các kệ hàng và các nhà quản lý không đánh giá độ an toàn và tính hiệu quả của sản phẩm.

Thay vào đó, người tiêu dùng và bác sĩ sẽ báo cáo các phàn nàn về sức khỏe đến Trung tâm An toàn thực phẩm và Ứng dụng hệ thống báo cáo các sự kiện bất lợi - viết tắt là CFSAN - của FDA. Nếu FDA nhận thấy có sự gia tăng đáng lo ngại nào họ có thể điều tra.

Tác giả nghiên cứu, TS. Steve Xu, một chuyên gia da liễu, trường Y Feinberg - ĐH Northwestern, cho biết: “Là một bác sĩ da liễu, chúng tôi sống cùng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Tôi luôn tự hỏi mỗi ngày, nó có an toàn để sử dụng không?”.

Trong nghiên cứu mới, Xu và các cộng sự đã xem xét các tác dụng ngoại ý gửi về FDA được công bố năm 2016 và phát hiện ra rằng trong 12 năm qua, đã có 5.144 phàn nàn về các sản phẩm mỹ phẩm liên quan đến sức khỏe.

Báo cáo của CFSAN chỉ ra rằng trong giai đoạn 2004-2016 trung bình có 396 vụ việc được báo cáo mỗi năm, tăng mạnh trong giai đoạn 2015 - 2016.

3 sản phẩm bị phàn nàn nhiều nhất là sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da và xăm.

“Điều này chưa được đưa lên thành cảnh báo. Chúng ta có cả một ngành công nghiệp khổng lồ và có rất nhiều hóa chất sử dụng trong các sản phẩm này nhưng phần lớn lại không được kiểm soát”, TS Xu cảnh báo.

Phát hiện rồi cũng... để đấy

Trên thực tế, việc báo cáo các vấn đề sức khỏe liên quan đến hóa mỹ phẩm là tự nguyện. Điều này đồng nghĩa với việc có nhiều vấn đề khác chưa được báo cáo. Do đó rất khó để xác định liệu sản phẩm nào đó có gây hại, ngay cả khi có khiếu nại.

Ví dụ như vào năm 2014, FDA đã bắt đầu điều tra sản phẩm chăm sóc tóc có thương hiệu WEN (do Chaz Dean Cleansing Conditioners sản xuất) khi có tới 127 phàn nàn từ người sử dụng rằng tóc họ bị rụng nhiều hơn. Khi FDA làm việc với công ty, họ phát hiện nhà sản xuất này đã nhận tới 21.000 phàn nàn liên quan đến rụng tóc và các vấn đề da đầu. Tuy nhiên, đến nay sản phẩm vẫn tiếp tục bán trên thị trường.

Trong một báo cáo tương tự, 3 chuyên gia gồm cả ủy viên FDA - TS. Robert M. Califf cho biết những thách thức trong việc giám sát sự an toàn của hóa mỹ phẩm làm “nản lòng” các nhà quản lý.

Ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm toàn cầu dự kiến sẽ đạt doanh thu 265 tỉ đô la trong năm 2017 trong khi Phòng Mỹ phẩm và Màu của FDA có ngân sách 13 triệu đô.

“Những sản phẩm này được sử dụng thường xuyên, những tác động nhỏ của nó cùng với quần thể dân số lớn nên hầu như không thể phát hiện nếu không có sự giám sát tích cực. Thậm chí, ngay cả khi những rủi ro này đáng kể thì cũng như các sản phẩm thuốc lá, con đường để xác định và giải thích các dấu hiệu an toàn thường rất dài và phức tạp”, báo cáo trên chỉ rõ.

Để khắc phục vấn đề này, các nhà nghiên cứu đề xuất cần giám sát tốt hơn. TS. Xu khuyến khích người tiêu dùng và bác sĩ cung cấp nhiều báo cáo hơn cho FDA và ông cũng cho rằng các công ty cần có trách nhiệm hơn với các báo cáo này.


Theo Dân Trí


Mỹ phẩm

Dầu gội đầu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.