Phát hiện điều bất thường ở vú nhưng không đau nên không đi khám, 2 năm sau người phụ nữ hối hận thì đã không kịp

Vào năm ngoái, khối u bắt đầu lan rộng đến bề mặt da, gây lở loét, bốc mùi hôi thối nên cô Lý mới hoảng hốt đến bệnh viện khám.

Bác sĩ Trương Diệu Nhân, bệnh viện Taipei Tzu Chi Hospital, chia sẻ về trường hợp cô Lý (42 tuổi) sống tại Đài Loan. Khoảng 3 năm trước, trong lúc tắm, cô Lý phát hiện ngực trái có một khối u nhỏ, không có cảm giác đau đớn nên cô Lý xem nhẹ. Vào năm ngoái, khối u bắt đầu lan rộng đến bề mặt da, gây lở loét, bốc mùi hôi thối nên cô Lý mới hoảng hốt đến bệnh viện khám.

Bác sĩ Trương Diệu Nhân chia sẻ: "Kết quả khám cho thấy ngực của bệnh nhân có khối u kích thước 15cm, tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết, phổi, xương, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối".

Phát hiện điều bất thường ở vú nhưng không đau nên không đi khám, 2 năm sau người phụ nữ hối hận thì đã không kịp-1
Ảnh minh họa

Khi cô Lý được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, bệnh nhân đã từ chối điều trị. Bác sĩ đã khuyến khích bệnh nhân tiến hành hóa trị trong nửa năm, khi kích thước khối u giảm, bệnh nhân được khuyên phẫu thuật. Hiện nay, tình trạng của cô Lý ổn định và đã về đoàn tụ với gia đình.

Theo Cơ quan Y tế Quốc gia, vào năm 2018, phụ nữ dưới 50 tuổi ghi nhận tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú khoảng 34.4%, ung thư vú giai đoạn cuối chiếm 5.2%, Bác sĩ Trương Diệu Nhân cho biết: "Ung thư vú giai đoạn cuối là tình trạng tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể bao gồm xương, phổi, gan, thậm chí là não".

Phát hiện điều bất thường ở vú nhưng không đau nên không đi khám, 2 năm sau người phụ nữ hối hận thì đã không kịp-2
Bác sĩ Trương Diệu Nhân, bệnh viện Taipei Tzu Chi Hospital

Năm 2020, bác sĩ Trương Diệu Nhân hợp tác với Viện Sức khỏe Cộng đồng Đại học Quốc gia Đài Loan, thu thập cơ sở dữ liệu ung thư của Cơ quan Y tế Quốc gia bắt đầu từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2014, phân tích 1.947 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, phân thành 2 nhóm.

Nhóm thứ nhất gồm 732 bệnh nhân từng trải qua quá trình phẫu thuật. Nhóm thứ hai gồm 1.215 bệnh nhân, chỉ làm sinh thiết đơn giản, không tiến hành phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị.

So sánh kết quả cuối cùng của hai nhóm cho thấy, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng phẫu thuật đạt 50%, cao hơn nhiều so với nhóm chỉ làm sinh thiết đơn giản.

Bác sĩ Trương Diệu Nhân đưa ra lời khuyên: "Phụ nữ sau 20 tuổi nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ, cần lưu ý tiền sử người thân mắc bệnh, thường xuyên vận động, tránh xa khói thuốc, bia rượu. Phụ nữ sau 45 tuổi, cách 2 năm nên tiến hành chụp X - quang ngực một lần. Nếu gia đình có tiền sử người mắc bệnh thì nên bắt đầu kiểm tra sớm sau 40 tuổi".

Triệu chứng ung thư vú giai đoạn 4:

- Khối u ở vú.

- Những thay đổi ở da.

- Chảy dịch ở núm vú.

- Sưng vú và vùng lân cận.

- Cảm giác khó chịu và đau vú.

- Mệt mỏi.

- Mất ngủ.

- Đau dạ dày, ăn không ngon và giảm cân.

- Khó thở.


Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/phat-hien-dieu-bat-thuong-o-vu-nhung-khong-dau-nen-khong-di-kham-2-nam-sau-nguoi-phu-nu-hoi-han-thi-da-khong-kip-22202067132136996.htm

bệnh ung thư

ung thư vú


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.