- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sáng nào thức dậy cũng thấy trong miệng có "vị" này thì rất có thể gan, mật, dạ dày của bạn đã có vấn đề nghiêm trọng
Theo Y học Trung Quốc, nếu bạn chỉ cảm thấy đắng miệng trong 1,2 buổi thì không sao, nếu bạn liên tục cảm thấy đắng miệng dù đã ăn và uống nước thì bạn có thể đã mắc 1 số bệnh sau.
Buổi sáng đáng nhẽ phải là khoảng thời gian chúng ta cảm thấy hạnh phúc, sáng khoái nhất, thế nhưng sáng nào thức dậy bạn cũng thấy trong miệng mình có vị rất lạ, bỗng thấy đắng mặc dù không hề ăn gì thì đừng bao giờ bỏ qua, đây chính là cơ hội để bạn kiểm tra xem mình có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không.
Theo Y học Trung Quốc, nếu bạn chỉ cảm thấy đắng miệng trong 1,2 buổi thì không sao, nếu bạn liên tục cảm thấy đắng miệng dù đã ăn và uống nước thì bạn có thể đã mắc 1 số bệnh sau:
1. Trào ngược dịch mật
Dịch mật được sản xuất tại gan và được dự trữ trong túi mật. Dịch mật có vai trò trong việc tiêu hóa chất béo, loại bỏ các tế bào hồng cầu đã chết và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Khi cơ thể khỏe mạnh, mật sẽ được đổ vào phần đầu ruột non cùng các dịch tiêu hóa dưới sự kích thích của chất béo. Khi cơ thể gặp trục trặc, phần van môn vị (van ngăn cách giữa dạ dày và ruột non) sẽ không đóng kín, gây ra trào ngược dịch mật lên dạ dày và rồi từ đó trào ngược lên thực quản, đó là lý do vì sao chúng ta cảm thấy đắng miệng.
2. Trào ngược dạ dày
Đắng miệng cũng có thể gây ra bởi chứng trào ngược dạ dày. Căn bệnh này khá phổ biến, đi kèm các triệu chứng khác là ho, đau họng, đau ngực... Có khi bệnh không có biểu hiện gì cả, khi nội soi hoặc đến khi có biến chứng thì mới phát hiện.
Trào ngược dạ dày chính là "thủ phạm" làm cho van môn vị bị đóng mở quá mức. Dịch mật theo đó trào ngược từ tá tràng vào dạ dày, theo axit tràn lên thực quản và vào tới khoang miệng gây ra cảm giác đắng miệng. Hiện tượng này thường xảy ra vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy.
3. Suy giảm chức năng gan
Gan là cơ quan nắm giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, trong đó có chức năng sản xuất và tiết dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Đắng miệng cũng có thể là dấu hiệu chứng tỏ chức năng gan của bạn đã bị suy giảm do các bệnh lý về gan như viêm gan cấp và mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan...
4. Bệnh tiểu đường, ung thư
Những bệnh nhân mắc tiểu đường thường đi kèm với dấu hiệu đắng miệng. Thêm vào đó, bệnh nhân ung thư sẽ bị mất cảm giác với đồ ngọt và cảm nhận vị đắng ngày một tăng với mọi đồ ăn, điều này có quan hệ tới việc thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi của bệnh nhân ung thư.
Làm sao để giải quyết tình trạng đắng miệng
Để đảm bảo mình không mắc các căn bệnh trên, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Đồng thời, bạn có thể kết hợp với các phương pháp dưới đây để giảm bớt cảm khác khó chịu với vị đắng trong miệng:
- Uống vitamin C: Vitamin C có tác dụng làm giảm các triệu chứng khô, đắng, rát miệng. Đối với các triệu chứng đắng miệng ở mức nhẹ thì chỉ khoảng 3 ngày là sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh có vẻ nặng lên rõ ràng hơn, thì bạn nên nhờ bác sĩ can thiệp.
- Uống nước quả lê: Lê là một loại trái cây phổ biến, nếu có dấu hiệu nóng gan mật hay dạ dày, bạn có thể thử uống nước lê để giảm triệu chứng đau và đắng miệng.
- Uống nhiều nước hơn: Đừng chờ đến khi khát khô mới chịu uống nước, bạn hãy chủ động uống nhiều nước hơn để vừa giảm bớt cảm giác đắng trong miệng lại vừa tốt cho sức khỏe.
- Sử dụng hạt sen: Các món ăn từ hạt sen có thể làm giảm vị đắng trong miệng.
Theo Trí Thức Trẻ
- Sức khỏe8 giờ trướcTrong tất cả các bộ phận cơ thể, phổi là cơ quan có khả năng tự vệ và đề kháng kém nhất, chính vì thế, phổi cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Làm sạch phổi là việc quan trọng.
- Sức khỏe11 giờ trướcCác chuyên gia Anh lần đầu tiên tìm ra mối liên hệ giữa một căn bệnh về da bí ẩn (có vẻ giống bệnh Kawasaki) và Covid-19 ở trẻ em sau khi xảy ra tình trạng gia tăng các ca chăm sóc đặc biệt vào tháng 4 năm ngoái.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe13 giờ trướcBên cạnh danh sách ngày càng mở rộng về các triệu chứng từ nhẹ đến nặng của COVID-19, các chuyên gia đã liệt kê ra 6 biến chứng y khoa lâu dài liên quan đến virus nguy hiểm này.
- Sức khỏe13 giờ trướcBé trai 6 tuổi đau bụng 3 ngày, ói nhiều, không đi cầu được kèm bụng trướng hơi... phải nhập viện cấp cứu và phát hiện dị vật bất ngờ trong bụng.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe15 giờ trướcSở Y tế Hà Nội cho biết tính đến sáng 2/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận ca 1 ca tái dương tính sau ra viện.
- Bé gái thoát chết kỳ diệu khi rơi từ tầng 12 xuốngSức khỏe17 giờ trướcSau khi nhập viện bé gái ở Hà Nội được thăm khám và hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
- Sức khỏe17 giờ trướcQuá mệt mỏi sau một ngày làm việc dài khiến nam thanh niên làm khuôn kẽm siết chặt cổ tay. Khi nhập viện cấp cứu, các bác sĩ xác định bàn tay bệnh nhân đã mất đi chức năng vận động và cảm giác, bị dập nát các gân cơ duỗi ngón tay.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe21 giờ trướcCác bệnh nhân trong nước mới được phát hiện đều là người dân ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin 18h ngày 1/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 13 ca mắc COVID-19, trong đó 8 ca ghi nhận tại Hải Dương, 5 ca nhập cảnh tại Kiên Giang được cách ly ngay
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcTheo một nghiên cứu mới của nhóm nghiên cứu từ Đại học Texas A&M và Chi nhánh Y tế Đại học Texas (UTMB), một loại thuốc tim được liên bang phê duyệt cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc can thiệp vào sự xâm nhập của SARS-CoV-2 vào tế bào người.