Người phụ nữ dễ bị sặc khi ăn uống, khàn tiếng kéo dài 3 tháng, đi khám mới biết mình mắc bệnh ung thư

Cô Trương nghĩ rằng bản thân bị cảm sốt và đã uống thuốc, nhưng tình trạng vẫn không khỏi nên đến bệnh viện khám.

Cô Trương (55 tuổi) sống tại Đài Loan, ngày thường không có thói quen hút thuốc, ăn uống dễ bị sặc, bị khàn tiếng kéo dài đã 3 tháng nay. Cô Trương nghĩ rằng bản thân bị cảm sốt và đã uống thuốc, nhưng tình trạng vẫn không khỏi nên đến bệnh viện khám.

Bác sĩ Hứa Anh Tiệp, khoa tai mũi họng, bệnh viện Taipei Tzu Chi Hospital, cho biết: "Kiểm tra nội soi phát hiện dây thanh đới của bệnh nhân bị tê liệt, tuyến giáp có 2 khối u, được chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Sau khi bệnh nhân tiếp nhận phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, đồng thời điều trị bằng iốt phóng xạ, giọng nói của bệnh nhân đã cải thiện".

Người phụ nữ dễ bị sặc khi ăn uống, khàn tiếng kéo dài 3 tháng, đi khám mới biết mình mắc bệnh ung thư-1
Ảnh minh họa

Khi chúng ta nói hoặc hát, dây thanh đới hai bên sẽ khép lại, luồng hơi từ phổi đẩy lên làm các dây thanh đới rung động, từ đó tạo ra tiếng. Khi dây thanh đới tê liệt, dây thanh đới hai bên không thể khép lại hoàn toàn sẽ tạo ra âm thanh khàn giọng, ăn uống dễ bị sặc, đặc biệt là chất lỏng. Nguyên nhân khiến dây thanh đới tê liệt bao gồm nhiễm virus cảm cúm, khối u tuyến giáp, ung thư phổi, ung thư thực quản, ngoài ra còn có tác nhân từ bên ngoài, chẳng hạn chấn thương dây thần kinh thanh quản trong phẫu thuật tuyến giáp.

Bác sĩ Hứa Anh Tiệp nhắc nhở, mọi người cần cảnh giác khi có dấu hiệu khàn tiếng hoặc ăn uống dễ bị sặc, bởi đây là tín hiệu cho thấy dây thanh đới bị tê liệt. Nếu dây thanh đới tê liệt kéo dài hơn 1 tháng thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh ung thư tuyến giáp có thể được chữa khỏi bởi đây là căn bệnh có tiên lượng khá tốt.

Chẳng hạn, căn bệnh thường gặp là ung thư biểu mô nhú của tuyến giáp, bệnh nhân có thể sống sót 10 năm đạt tỉ lệ 90%, Đối với bệnh nhân cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, cả đời người bệnh sẽ phải sử dụng hormone thyroid để đảm bảo nội tiết tố cần thiết cho cơ thể.

Người phụ nữ dễ bị sặc khi ăn uống, khàn tiếng kéo dài 3 tháng, đi khám mới biết mình mắc bệnh ung thư-2
Ảnh minh họa

Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp, là sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp có 4 dạng: ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa. Trong đó: Ung thư không biệt hóa là loại nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất, ung thư nhú chiếm tỉ lệ cao nhất và tiên lượng tốt nhất.

Một điều may mắn hơn cả đó là có tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này nếu được phát hiện sớm có thể lên tới 90%. Đây được cho là bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao nhất trong các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân ung thư tuyến giáp

Rối loạn hệ miễn dịch: Là nguyên nhân đầu tiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng sinh sản sinh ra các kháng thể có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn bị suy giảm. Điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus tấn công cơ thể, trong đó có tuyến giáp bị xâm hại, gây ung thư tuyến giáp.

Nhiễm phóng xạ: Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.

Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh.

Yếu tố tuổi tác, thay đổi hormone: Ở độ tuổi 30- 50, ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Nguyên nhân nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là do yếu tố hoóc-môn ở phụ nữ kích thích quá trình hình thành bướu ở tuyến giáp, hạch tuyến giáp. Theo thời gian, các bướu này có thể phát triển thành ung thư.

Mắc bệnh tuyến giáp: Người bị bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ được bác sĩ chỉ định uống i ốt phóng xạ, chính đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.

Các yếu tố nguy cơ khác: Thiếu i ốt, uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì...

Dấu hiệu bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, thường được tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát.

Các triệu chứng của ung thư tuyến giáp muộn hơn với biểu hiện là:

- Khối u trước cổ di động theo nhịp nuốt.

- Khàn tiếng, khó thở.

- Nổi hạch cổ.


Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/nguoi-phu-nu-de-bi-sac-khi-an-uong-khan-tieng-keo-dai-3-thang-di-kham-moi-biet-minh-mac-benh-ung-thu-222020146133021988.htm

bệnh ung thư

ung thư tuyến giáp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.