Dấu hiệu khác biệt giữa sốt virus và sốt xuất huyết ai cũng cần lưu tâm

Sốt virus và sốt xuất huyết có triệu chứng bệnh ban đầu tương đối giống nhau nên đã nhiều người gặp nguy hiểm do chủ quan tự ý điều trị tại nhà…

Sốt virus và sốt xuất huyết có triệu chứng bệnh ban đầu tương đối giống nhau nên đã nhiều người gặp nguy hiểm do chủ quan tự ý điều trị tại nhà… và hậu quả là bệnh ngày một trầm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Vừa qua, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, cả 4 người trong gia đình chị Nguyễn Thị Đ. gặp nguy hiểm, phải nhập viện gấp do mắc sốt xuất huyết nhưng chủ quan vì nghĩ mắc sốt virut nên đã tự ý điều trị ở nhà.

Theo chị Đ. ban đầu tưởng chỉ bị sốt virus do thay đổi thời tiết, nên chị Đ. ở nhà tự điều trị bằng thuốc hạ sốt và kháng sinh.

Tuy nhiên, sau 3 ngày uống thuốc không thuyên giảm, cùng với việc đau đầu, mỏi mắt, mỏi xương khớp, chị cùng chồng, con ra Bệnh viện Hà Đông để thăm khám và được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết.

Bác sĩ cho biết, đã rất nhiều trường hợp chủ quan do nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết với sốt virus. Vì nghĩ sốt virut nên tự điều trị ở nhà, khi thấy bệnh không thuyên giảm, khi đến viện điều trị thì bệnh đã nặng, nhiều trường hợp đã tử vong do chủ quan, nhầm lẫn giữa các chứng bệnh này.

Theo các bác sĩ, để phân biệt sốt xuất huyết và sốt virus trong những ngày đầu là rất khó khăn, vì những biểu hiện, triệu chứng của bệnh khá giống nhau.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một số điểm khác nhau giữa sốt xuất huyết và sốt virus như:

- Sốt xuất huyết là do muỗi truyền bệnh, sau giai đoạn sốt ban đầu khoảng 3-5 ngày, người bệnh thường có biểu hiện xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc thậm chí là xuất huyết đường tiêu hóa. Ở giai đoạn đầu, thường bị sốt cao 39-40 độ, người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện đau đầu vùng thái dương, mỏi các cơ, khớp và có xuất hiện ho, rát họng, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, đi cầu phân đen do bị xuất huyết nội tạng…

Bệnh nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

- Còn đối với sốt do virus, người bệnh cũng có biểu hiện sốt cao, nhưng uống thuốc sẽ hạ được sốt, sau khi hạ được sốt người bệnh, thậm chí trẻ nhỏ vẫn ăn uống, chơi đùa và làm việc bình thường.

Chính vì thế, nếu thấy sốt cao uống thuốc không hạ được, kèm theo đau đầu, mỏi cơ khớp… thì người dân hãy nghĩ đến sốt xuất huyết và phải đến bệnh viện để được kiểm tra, xét nghiệm.


Sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng, thậm chí tử vong. Ảnh minh họa

Sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng, thậm chí tử vong. Ảnh minh họa

Chăm sóc người khi bị sốt xuất huyết

- Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Tùy vào từng mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại viện hay chăm sóc ở nhà.

- Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi, uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt. Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.

- Dùng thuốc hạ sốt (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.

- Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.

Khi bị một trong 2 triệu chứng trên, cần đi khám và có sự tư vấn điều trị kịp thời.


Theo GĐXH

Sốt virus

sốt xuất huyết


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.