- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dấu hiệu nhận biết căn bệnh Diva Hồng Nhung mắc phải, khuyến cáo chị em không được chủ quan
Ca sĩ Hồng Nhung cho biết bản thân mắc ung thư vú và vừa trải qua phẫu thuật. Chị "Bống" cũng nhắn gửi chị em phụ nữ nên tầm soát sớm để dự phòng nguy cơ mắc căn bệnh này.
Chiều 22/1, diva Hồng Nhung bất ngờ chia sẻ trên trang cá nhân về tình trạng bệnh tật của mình. Nữ ca sĩ viết:
"Xin chào. Khi bạn đọc được những dòng chia sẻ này, Hồng Nhung đã hoàn thành xong một đợt điều trị và sẵn sàng đối mặt với căn bệnh ung thư vú, cũng như cố gắng vượt qua nó".
Hồng Nhung vẫn ổn, vẫn có thể hát và cống hiến hết sức mình. Mong bạn đừng xem những dòng chia sẻ này với góc nhìn tiêu cực, bởi Bống đang sống cùng với tất cả tình yêu thương và hy vọng rằng mọi thử thách sẽ qua đi và những điều tích cực nhất sẽ đến nếu chúng ta tin vào bản thân mình".
Diva Hồng Nhung cho biết bản thân vừa hoàn thành xong một đợt điều trị ung thư vú.
Ngoài chia sẻ về tình trạng hiện tại của mình, nữ ca sĩ còn nhắn gửi đến người hâm mộ, nhất là những chị em phụ nữ về việc chủ động tầm soát căn bệnh ung thư vú:
"Năm hết Tết đến, chúng ta hãy cùng khép lại những điều không may và chờ đón những điều tích cực nhất! Bước sang 2025, cùng với nhận biết về căn bệnh này có thể đến với bất kì ai, Hồng Nhung mong rằng chúng ta, nhất là các chị em phụ nữ hãy sớm tầm soát ung thư bản lĩnh và trao yêu thương để cùng nhau vượt qua nó. Cảm ơn bạn đã đọc và nghe những dòng chia sẻ này".
Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú
Trên thực tế, căn bệnh mà ca sĩ Hồng Nhung mắc phải cũng là "nỗi ám ảnh" của nhiều chị em phụ nữ. Theo thống kê trên thế giới, ung thư vú đang có xu hướng trẻ hóa và trở nên phổ biến. Số liệu của GLOBOCAN 2022 cho thấy, trước đây ung thư vú có tỷ lệ mắc xếp sau các loại ung thư khác, nhưng hiện nay đã vươn lên vị trí số 2 trên thế giới, và đứng vị trí dẫn đầu tại Việt Nam.
Mỗi năm, thế giới ghi nhận khoảng trên 2 triệu ca mắc ung thư vú, còn tại Việt Nam riêng năm 2022 ghi nhận khoảng gần 25 nghìn ca mắc căn bệnh này.
Theo các bác sĩ Bệnh viện K, một số triệu chứng, dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú như:
- Đau: Đau có thể không liên quan đến kỳ kinh, hoặc đau ở một bên vú, hoặc đau kéo dài.
- Thay đổi ở da vú và núm vú: Các thay đổi này có thể là da vú dày lên và trở lên sần sùi, hoặc da vú trở lên căng mọng, kèm theo đỏ và có thể đau, hoặc núm vú bị kéo tụt vào trong.
- Chảy dịch - máu ở đầu vú: Đầu vú tự nhiên chảy dịch hoặc chảy máu, có thể kèm theo đau hoặc không, đặc biệt là khi các bất thường này chỉ xuất hiện ở một bên vú.
- Sờ thấy khối bất thường ở vú hoặc ở nách: Các khối này có thể cố định hoặc di động, kích thước khác nhau và ranh giới có thể khó xác định có thể đau hoặc không đau.
Những ai có nguy cơ cao mắc ung thư vú?
Trong tài liệu Hướng dẫn hoạt động dự phòng, sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng thuộc Đề án 818 đến năm 2030 do Bộ Y tế ban hành nêu rõ, nhóm đối tượng nguy cơ cao dễ mắc ung thư vú bao gồm:
- Tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc ung thư vú càng tăng. Số người bắt đầu bị bệnh lúc trên 50 tuổi chiếm tới 77% tổng số người bệnh ung thư vú. Trong thực tế lâm sàng, tuổi của phụ nữ mắc ung thư vú tại Việt Nam có xu hướng trẻ hóa. Do đó trong sàng lọc phát hiện sớm ở nước ta cũng cần quan tâm sàng lọc ngay từ các lứa tuổi trẻ.
- Yếu tố gia đình: những người có người thân trực hệ theo họ ngoại bị ung thư vú thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao.
- Có tiền sử chiếu xạ vào vú.
- Gen: đột biến gen BRCA1, BRCA2 làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
- Tiền sử đã được chẩn đoán ung thư vú thì vú đối bên cũng có nguy cơ bị ung thư cao hơn.
- Bệnh tăng sinh lành tính của tuyến vú với quá sản không điển hình.
- Các yếu tố nội tiết: Không sinh đẻ, không cho bú, có kinh sớm, mãn kinh muộn, sử dụng hormone thay thế… là các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Béo phì, ít vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
- Các yếu tố khác: tiền sử bệnh lý tuyến vú, lạm dụng rượu…
Dự phòng ung thư vú bằng cách nào?
Các chuyên gia nhấn mạnh, mặc dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng ung thư vú có thể phòng ngừa và chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Trong đó, để phát hiện ung thư vú thì việc khám sàng lọc đóng vai trò rất quan trọng.
Theo đó, tỷ lệ khỏi của ung thư vú nếu phát hiện sớm có thể đạt hơn 90%. Trong khi đó, với nhóm bệnh nhân phát hiện giai đoạn muộn thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt dưới 20%.
Hơn nữa, với bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn thì chi phí điều trị sẽ tốn kém hơn rất nhiều, bệnh nhân sẽ không thể sử dụng những phương pháp điều trị ở giai đoạn sớm mang tính chữa khỏi, mà chỉ điều trị với mục tiêu có thể kéo dài thời gian cho người bệnh.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để tầm soát ung thư vú, việc sàng lọc sớm nên được tiến hành đều đặn, nhất là với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, những phụ nữ trong gia đình có tiền sử mắc bệnh (mẹ, dì bị ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung).
Chị em nên tự khám vú tại nhà ít nhất một tháng một lần; 6 tháng một lần đi khám sàng lọc tại bác sĩ chuyên khoa, siêu âm vú, chụp X-Quang tuyến vú.
Video các bước tự khám vú tại nhà
Theo Giadinhxahoi
-
Sức khỏe3 giờ trướcTina Holt, 21 tuổi, cảm thấy đau đầu thoáng qua khi trở về nhà sau bữa trưa với bạn.
-
Sức khỏe6 giờ trướcUống nước ấm khi bụng đói vào mùa đông sẽ giúp tăng cường tiêu hóa, giữ nước, tăng cường lưu thông máu, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm nghẹt mũi.
-
Sức khỏe9 giờ trướcTheo các bác sĩ, nguyên nhân chủ yếu gây liệt mặt ngoại biên là do lạnh, bởi dây thần kinh số 7 ngoại biên nằm sát với bề mặt da nên rất nhạy cảm với nhiệt độ.
-
Sức khỏe9 giờ trướcĂn sáng quá nhanh, dùng đồ ăn thừa từ tối hôm trước, ăn nhiều chất béo… là những sai lầm phổ biến khi chuẩn bị bữa sáng tại nhà.
-
Sức khỏe9 giờ trướcCá chép là thực phẩm tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, dưới đây là những người nên thường xuyên ăn cá chép.
-
Sức khỏe13 giờ trướcThịt gà là món ăn quen thuộc ngày Tết song không phải ai cũng có thể thoải mái thưởng thức, một số trường hợp, ăn thịt gà có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
-
Sức khỏe14 giờ trướcTrong 3 tuần, ông X. có triệu chứng hay quên, khi đi khám tại bệnh viện, phát hiện ung thư phổi di căn não.
-
Sức khỏe16 giờ trướcThận là cơ quan quan trọng đảm nhiệm chức năng lọc máu, loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể, nhưng thói quen ăn uống thiếu khoa học có thể hủy hoại sức khỏe.
-
Sức khỏe16 giờ trướcChăm sóc gan bằng chế độ ăn uống là một trong những cách hiệu quả nhất để duy trì sức khỏe toàn diện, dưới đây là những loại thực phẩm giải độc gan tốt nhất.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTư thế ngủ phần nào quyết định tới chất lượng giấc ngủ, sức khỏe tổng thể của bạn, vì vậy bạn nên chú ý tới những tư thế ngủ tốt cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMặc dù đã gần 80 tuổi, nhưng vị tiến sĩ người Mỹ này có tuổi sinh học rất trẻ, nhờ vào 6 loại thực phẩm quen thuộc dưới đây.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ có tổn thương màu đen bóng vùng cằm, ban đầu chỉ nhỏ như hạt đỗ, 6 tháng nay tăng dần kích thước, kết quả khám chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐang nấu ăn, ông H., 48 tuổi bị chấn thương nghiêm trọng do bình ga mini phát nổ. Bác sĩ buộc phải cắt cụt cẳng chân phải, sửa mỏm cụt bàn tay cho bệnh nhân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau dền không chỉ là loại rau có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, nó còn mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.