Đau lòng 2 trẻ tử vong vì lí do được cảnh báo từ lâu: Hóc rau câu, chúc đầu vào lu nước

BV Nhi Đồng 1 cho biết trong vòng 1 tháng qua BV đã tiếp nhận hai trường hợp tử vong vì những lí do được cảnh báo từ lâu: hóc rau câu, chết đuối trong lu nước.

BV Nhi Đồng 1 cho biết trong vòng 1 tháng qua BV đã tiếp nhận hai trường hợp tử vong vì những lí do được cảnh báo từ lâu: hóc rau câu, chết đuối trong lu nước.

Thông tin này được bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP.HCM) công bố trong ngày 6-3. Theo đó, nơi đây cho biết, chỉ trong vòng một tháng qua, đã có đến hai trường hợp trẻ tử vong vì những sự cố tưởng chừng rất đơn giản và nhỏ nhặt.

Trường hợp đầu tiên là một bệnh nhi 17 tháng tuổi, nhà ở một huyện ngoại thành của TP.HCM. Theo bệnh sử, trong lúc sinh hoạt, bệnh nhi đã chúc đầu vào xô nước rồi vọng vào đáy lu. Khi người nhà phát hiện, đứa bé đã trong trạng thái sặc nước nặng, ngưng thở, ngưng tim. Bệnh nhi được đưa đến BV Nhi đồng Thành phố trước khi chuyển tiếp đến BV Nhi đồng 1. Dù các BS đã tận tình cứu chữa nhưng do tình trạng quá nặng, đứa bé đã tử vong sau đó.

Đau lòng 2 trẻ tử vong vì lí do được cảnh báo từ lâu: Hóc rau câu, chúc đầu vào lu nước - Ảnh 1.

BS Đinh Tấn Phương chia sẻ về 2 trường hợp trẻ tử vong vì tai nạn đau lòng.

Trường hợp thứ hai còn đau lòng hơn, khi bệnh nhi tử vong vì thứ mà phụ huynh vẫn hay mua cho con em mình ăn – rau câu trái cây.

Cụ thể, trong lúc ăn rau câu, thay vì bóp rau câu ra để nhai, đứa trẻ 5 tuổi (ngụ TP.HCM) đưa vào miệng và cố sức hút mạnh. Viên rau câu bị hút vào trong, chui tọt vào đường hô hấp và vướng ở cổ đứa trẻ gây tắt đường thở. Dù người nhà đã sơ cứu bằng cách vỗ vào lưng đứa bé nhưng tình trạng không cải thiện. Khi đưa vào BV, toàn thân đứa trẻ đã tím tái, truỵ mạch, mê man và không còn khả năng cứu chữa.

Đau lòng 2 trẻ tử vong vì lí do được cảnh báo từ lâu: Hóc rau câu, chúc đầu vào lu nước - Ảnh 2.

BS chỉ cách sơ cứu khi phát hiện trẻ bị tai nạn, hóc dị vật.

BS Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 1 chia sẻ: "Với những trường hợp trẻ bị tai nạn trong lúc sinh hoạt hay hóc dị vật, những người cứu được trẻ đầu tiên không phải là thầy thuốc, y bác sĩ mà chính là người thân của trẻ. Trong 4 phút đầu tiên khi trẻ bị tai nạn, người nhà phải ngay lập tức sơ cứu cho trẻ, và trong 10 phút đầu phải cấp cứu hồi sức để cung cấp đủ máu và oxy lên não. Sau khoảng "thời gian vàng" này xem như đã trễ, mọi cách cứu chữu gần như vô phương hoặc có chữa được cũng có để lại biến chứng nặng nề cho bệnh nhi, thậm chí có thể dẫn đến bệnh nhi sống đời sống thực vật".

Qua hai ca bệnh trên, BS khuyên các phụ huynh hãy luôn chú ý đến con em mình, hạn chế hoặc không nên đặt những lu nước trong nhà hoặc sắm những chiếc lồng, củi nhỏ để giữ trẻ. Khi trẻ không may gặp tai nạn, cần có kỹ năng sơ cứu phù hợp, đúng cách để kịp thời cứu trẻ như vỗ lưng, đập ngực, cấp cứu tim, phổi, hà hơi thổi ngạt để tống dị vật ra ngoài.

Đau lòng 2 trẻ tử vong vì lí do được cảnh báo từ lâu: Hóc rau câu, chúc đầu vào lu nước - Ảnh 3.

Chính cha mẹ, người thân mới là người quyết định sự sống của đứa trẻ bị trước khi các y, bác sĩ tiến hành cấp cứu, điều trị. (Ảnh minh hoạ)

 "Hiện nay các trung tâm cấp cứu 115 đã có mặt khắp nơi, phụ huynh có thể gọi trực tiếp để các y bác sĩ có thể đếp tận nhà hỗ trợ cho trẻ ngay. Điều quan trọng là phải cấp cứu liên tục, không được dừng lại cho đến khi bé được chuyển đến các cơ sở y tế để điều trị". 

Theo Trí Thức Trẻ

trẻ tử vong

BV Nhi Đồng 1

hóc rau câu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.