- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đậu phụ bổ ngang thịt gà nhưng 'đại kỵ' với 5 nhóm người này
Đậu phụ là món ăn bổ dưỡng được nhiều người yêu thích, tuy nhiên 5 nhóm người dưới đây được khuyến cáo không nên ăn đậu phụ.
Đậu phụ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại rẻ tiền nên là lựa chọn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, một số trường hợp lại không nên ăn đậu phụ vì có thể gây hại cho sức khoẻ.
Tác dụng của đậu phụ với sức khoẻ
Vietnamnet dẫn nguồn trang Healthline cho biết, đậu phụ có hàm lượng protein cao và chứa nhiều loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Trong 100g đậu phụ có 144 calo, 17g protein, 3g carb, 2g chất xơ, 9g chất béo, canxi (53% nhu cầu mỗi ngày), mangan (51%), đồng (42%), selen (32%), vitamin A (18%), phốt pho (15%), sắt (15%), magiê (14%), kẽm (14%).
Do chứa isoflavone, đậu phụ có khả năng cải thiện mật độ khoáng xương và chức năng não, đồng thời giảm các triệu chứng mãn kinh và trầm cảm.
Ngoài ra đậu phụ là thực phẩm phổ biến ở châu Á, chế biến từ đậu nành. Ngày nay, khoa học chứng minh, đậu phụ có thể sử dụng thay cho các sản phẩm động vật như thịt gà và trứng. Chuyên gia Jamie Mok, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng (Mỹ), cho biết: “Đậu phụ có lượng protein cao, là lựa chọn thay thế tốt cho protein nguồn gốc từ động vật”.
Đậu phụ là thực phẩm tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.
Tuy mang nhiều lợi ích với sức khoẻ nhưng đậu phụ lại không phù hợp với một số nhóm người.
Những người không nên ăn đậu phụ
Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn đậu phụ vì có thể gây hại cho sức khoẻ:
Người bị bệnh tiêu hóa
Lao động dẫn nguồn trang Healthline cho biết, đậu phụ có hàm lượng protein thực vật cực kỳ cao, tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể mà còn kích thích tiết acid dạ dày gây tình trạng đầy hơi ở ruột.
Người bị bệnh tiêu hóa ăn đậu phụ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Người bị bệnh tim mạch
Trong đậu phụ hàm lượng lớn methionine, chất này dưới tác động của enzym có thể được chuyển đổi sang cysteine - một chất có khả năng làm tổn thương tế bào nội mô trong thành động mạch.
Do đó, việc tiêu thụ đậu phụ sẽ khiến cho các tiểu cầu vón cục, lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch, gây ra xơ vữa các động mạch vành khiến cho tình trạng của người bệnh nghiêm trọng hơn.
Người bị suy tuyến giáp
Đậu phụ chứa rất nhiều isoflavone, người bị suy tuyến giáp hấp thụ nhiều hợp chất này sẽ ngăn chặn các emzyme peroxidase, loại emzyme hỗ trợ i-ốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp, gây ra tình trạng suy tuyến giáp nặng hơn.
Người bị bệnh gout
Người bị gout ăn nhiều đậu phụ sẽ khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng bệnh gout nặng hơn, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận
Người cao tuổi nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa hay thận, không nên ăn quá nhiều đậu phụ, mặc dù mềm, dễ ăn nhưng chúng lại không tốt cho sức khỏe người già.
Đậu phụ sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm do quá tải, vừa khiến thận suy yếu do chất thải nito dư thừa bên trong thận.
Trên đây là những nhóm người được khuyến cáo không nên ăn đậu phụ. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa đậu phụ nhé.
Theo VTC
-
Sức khỏe2 phút trướcBệnh mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh mạch vành, tai biến, cục máu đông.
-
Sức khỏe32 phút trướcĐau trán có thể do căng thẳng, vấn đề ở xoang trong khi đau bên phải đầu cảnh báo nhiều vấn đề phức tạp. Tùy thuộc vào vị trí đau đầu, bác sĩ có thể tư vấn giải pháp phù hợp.
-
Sức khỏe1 giờ trướcThận khỏe hay không phụ thuộc một phần vào những gì mà chúng ta ăn, uống hàng ngày.
-
Sức khỏe1 giờ trướcCác triệu chứng xuất phát từ sang chấn do bạo lực học đường có thể tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cần đặc biệt chú ý trong giai đoạn trẻ đi học trở lại.
-
6 ngày trước
-
Sức khỏe4 giờ trướcMỡ máu cao, tích tụ nhiều mỡ nội tạng là những vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến.
-
4 thay đổi ăn uống giúp tăng thêm 10 năm tuổi thọ, chuyên gia nói chưa bao giờ quá muộn để thực hiệnSức khỏe4 giờ trướcTăng thêm 10 năm tuổi thọ hóa ra không có gì khó khăn. Cùng xem bạn có thói quen ăn uống nào chưa chuẩn thì chỉnh sớm nhé.
-
Sức khỏe5 giờ trướcBé gái 5 tuổi tháo lắc chân cho lên miệng ngậm rồi nuốt trong giờ ngủ trưa, khiến dị vật lọt vào dạ dày, phải nhập viện cấp cứu.
-
Sức khỏe8 giờ trướcCó những hành vi nhỏ nhặt đến mức ít ai để ý, chỉ làm theo thói quen nhưng lại có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại sức khỏe lớn tới bất ngờ.
-
Sức khỏe8 giờ trướcTiết lợn được coi là kho chứa sắt, bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.
-
Sức khỏe18 giờ trướcCó không ít trường hợp người trẻ trước đó rất khỏe mạnh, khi cảm thấy mệt, phù đi khám thì phát hiện thận đã suy teo ở giai đoạn cuối.
-
Sức khỏe20 giờ trướcCụ bà Janet Gibbs, 102 tuổi, sống trong cộng đồng hưu trí Bolton Clarke ở Úc, dù không phải là một vùng xanh - khu vực có nhiều người sống trăm tuổi, nhưng lại sở hữu những thói quen sống thọ đáng học hỏi.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHành tỏi mọc mầm có thể bị xốp, ọp, hương vị thơm ngon cũng mất đi ít nhiều nhưng chúng không có độc.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau nhiều năm tiêm filler thường xuyên, Krysta Carson bỗng thấy một bên mũi mình rụng xuống; cô kinh hoàng khi bác sỹ nói phần mặt này không thể tái tạo.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCó 2 thời điểm nước dừa trở nên độc hại đó là khi nó đã bị hỏng, hoặc do chúng ta đã tiêu thụ quá nhiều.